Học tập đạo đức HCM

Học nghề để thoát nghèo

Thứ ba - 24/04/2012 03:54
Nhằm cụ thể hoá chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp- nông dân- nông thôn, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã xây dựng phương án đào tạo nghề đến từng vùng, từng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Hà Tĩnh có hơn 85% dân số là nông dân, đời sống chủ yếu dựa vào SXNN, ít có nghề phụ để tăng thêm thu nhập. SX nơi “chảo lửa túi mưa” luôn bấp bênh, vì thế việc cần làm là có cơ chế, chính sách giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng trong SX; đồng thời tạo việc làm có thêm thu nhập.

Với “vị thế” là bà đỡ của nông dân, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã vào cuộc quyết liệt, tập trung đẩy mạnh liên kết 4 nhà giúp nông dân nâng cao ý thức, kỷ luật; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau SX; xây dựng thương hiệu nông sản; tạo điều kiện cho các DN đầu tư...


Nhờ nghề mây tre đan XK, hàng ngàn lao động trên địa bàn Hà Tĩnh 
đã có việc làm, tăng thu nhập

Chủ tịch Hội Nông dân Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Tuyết Anh chia sẻ: Việc đẩy mạnh liên kết 4 nhà đang được các cấp hội triển khai quyết liệt với sự đồng tình, hưởng ứng của bà con. Hội đã tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý từ tỉnh đến huyện, xã, thôn xóm về kinh nghiệm SXKD. Cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyển giao TBKT, đào tạo nghiệp vụ, tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả SX... Đồng thời phối hợp với các nhà khoa học hướng dẫn bà con nông dân SX, kinh doanh đúng quy trình, tuân thủ kỹ thuật, bỏ dần thói quen làm ăn tự phát...

Cũng theo bà Tuyết Anh, Hội Nông dân tỉnh đang tập trung chỉ đạo Hội Nông dân 12 huyện, thị, TP phối kết hợp với Trung tâm Dạy nghề & hỗ trợ nông dân để dạy nghề mây tre đan XK, kỹ thuật chăn nuôi lợn gà, trồng rau an toàn, trồng nấm...cho bà con.

Ông Trần Trung Thành, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề & hỗ trợ nông dân cho biết, đối với vùng bãi ngang ít đất SXNN, chúng tôi chú trọng dạy nghề mây tre đan và NTTS; còn ở những vùng nhiều đất SX như huyện Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên... trung tâm đào tạo kỹ thuật thâm canh lúa năng suất cao, chăn nuôi lợn gà, trồng nấm...
 

Hội Nông dân Hà Tĩnh còn là cầu nối giữa các đơn vị, tổ chức, ngân hàng CSXH với nông dân. Tính đến giữa tháng 4/2012, tổng dư nợ các nguồn vốn do hội phối hợp với các ngân hàng cho nông dân vay gần 2.000 tỷ đồng với trên 63.000 lượt hộ vay.
Ngoài ra, hội cũng liên kết với DN cung ứng 345 máy cày, 35 ô tô tải nhẹ, 27 thuyền máy, 589 máy vi tính, 36 tấn phân bón, hơn 12.000 tấn TĂCN và các loại giống cây, con cho bà con...
Cũng theo ông Thành, năm 2011 trung tâm phối hợp với các huyện, thị, TP và dự án IMPP đã tổ chức đào tạo nghề cho 248 lớp với hơn 7.400 học viên. Hầu hết sau khi học nghề đã nâng cao thu nhập, từ 1,5-3 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Hiền, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh phấn khởi nói: “Giữa năm 2011 tôi được Trung tâm Dạy nghề & hỗ trợ việc làm dạy nghề mây tre đan. Sau khi được các cán bộ cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình từng công đoạn, quy trình đan các sản phẩm… từ đó tận dụng thời gian rảnh rỗi, nhận hàng về nhà làm tranh thủ. Bình quân 1 tháng đan được 1.000 sản phẩm cho thu nhập trên 3 triệu đồng".
Không chỉ chị Hiền, các hội viên nông dân như chị Trần Thị Danh, xã Kỳ Long (Kỳ Anh); anh Nguyễn Văn Hưng, xã Thạch Lâm (Thạch Hà); anh Nguyễn Am, xã Tân Lộc (Lộc Hà)... nhờ nghề mây tre đan  và chăn nuôi đã có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

 Thanh Nga 
Báo nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay27,428
  • Tháng hiện tại802,706
  • Tổng lượt truy cập91,976,435
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây