Học tập đạo đức HCM

Thành quả sau 25 năm đồng hành cùng nông dân

Thứ năm - 28/03/2013 02:54
Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) đã không ngừng vươn lên, khẳng định vai trò là định chế tài chính số một về phục vụ tín dụng nông nghiệp, nông thôn, luôn đồng hành cùng nông dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Khởi đầu gian khó

Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chuyển từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các NH thương mại, trong đó Agribank hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đây là một trong những dấu mốc quan trọng để phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của ngành NH; xây dựng tốt mối quan hệ bình đẳng, chặt chẽ giữa NH với khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, Agribank được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Từ khi thành lập đến nay, Agribank có nhiều tên gọi gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước như: NH Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988 – 1990), NH Nông nghiệp Việt Nam (1990 – 1996), NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (từ 1996 đến nay). Tháng 1/2011, Agribank chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định 214/QĐ-NHNN.

Khi mới thành lập, Agribank phải đối mặt với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, bởi trong tổng số 36.000 cán bộ lúc đó chỉ có 10% cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, còn lại là trung cấp, sơ cấp hoặc chưa được đào tạo. Tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ NHNN. Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, trong đó 93% là ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Đặc biệt, khách hàng của đơn vị lúc đó hoàn toàn là các doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã, trong đó phần lớn là làm ăn thua lỗ, lao động thiếu việc làm, luôn chênh vênh trên bờ vực phá sản.

Bước sang giai đoạn mới, với việc đổi sang mô hình hoạt động công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, đặc biệt là thực hiện hoạt động NH và các lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động của Agribank đã có sự thay đổi về chất, vừa kế thừa và phát huy truyền thống vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, hiện đại.

Những dấu son

Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Agribank đã trở thành NH thương mại lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, đồng thời là NH thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tổng nguồn vốn 540.378 tỷ đồng; tổng dư nợ 480.453 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp với 2.274 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, ngoài ra còn có chi nhánh ở nước bạn Campuchia; tổng số cán bộ, nhân viên là 37.945 người.

Trong quá trình hoạt động, Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ NH tiên tiến. Agribank cũng là NH đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại với độ an toàn, chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Việc triển khai thành công dự án IPCAS đã góp phần tăng năng suất lao động, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng tiên tiến, điển hình là Mobile Banking, Internet Banking, kết nối thanh toán với kho bạc, thuế, hải quan và với khách hàng, phát hành được trên 10 triệu thẻ các loại. Ngoài ra, Agribank cũng liên tục cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu tập trung ngày càng hiệu quả, phục vụ thiết thực cho công tác quản trị điều hành, đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank.

Hiện, Agribank đang có trên 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp, 1.042 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, duy trì 49 tài khoản Nostro với các ngân hàng đại lý và 21 tài khoản Vostro.

Agribank còn là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng nông nghiệp nông thôn châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2008 – 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng nông nghiệp quốc tế và Hiệp hội Ngân hàng châu Á (ABA), đăng cai nhiều hội nghị quốc tế lớn…

Đặc biệt, Agribank cũng là tổ chức tín dụng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai các dự án quan trọng. Tính đến 31/12/2012, Agribank đã triển khai 123 dự án NH với tổng giá trị trên 5,81 tỷ USD, đăng ký tiếp cận mới 100 dự án, trị giá 13,89 tỷ USD.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế đất nước, Agribank cũng chung tay cùng cộng đồng tham gia vào công tác an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ và NHNN; mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ NH cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất cả nước, dư nợ cho vay đạt 1.600 tỷ đồng. Hàng năm, đơn vị cũng dành khoảng 200 tỷ đồng tài trợ cho các dự án, chương trình an sinh xã hội cho hộ nghèo, y tế, giáo dục cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Trong 25 năm qua, với sự nỗ lực bền bỉ, kiên trì phấn đấu, năng động, sáng tạo vượt khó, Agribank đã được Nhà nước, Chính phủ, ngành NH trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, như Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba và hàng trăm Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc. Bên cạnh đó, Agribank còn được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) xếp hạng là doanh nghiệp số 1 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam (năm 2007); năm 2009 đạt danh hiệu “Top 10 giải Sao vàng đất Việt”, “Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất”, “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công Thương công nhận; “Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” theo xếp hạng của Vietnam report.

Năm 2011, Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất”, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ”. Năm 2012, Agribank tiếp tục đứng trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Có thể nói, những thành tích trên là sự đánh giá, ghi nhận, tuyên dương của Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đối với những thành quả mà các thế hệ cán bộ, nhân viên Agirbank đã đạt được trong suốt 25 năm qua, đồng thời cũng là niềm động viên, khích lệ để Agribank tiếp tục vươn lên, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng như hệ thống NH Việt Nam.

Thành Vinh(kinhtenongnghiep.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,849
  • Tổng lượt truy cập85,141,885
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây