Học tập đạo đức HCM

7 kỷ lục Việt Nam mới xác lập ở Long An

Thứ tư - 29/08/2012 23:36
Là tỉnh nằm phía Đông của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, Long An mới đây được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận 7 kỷ lục quốc gia.

Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, các kỷ lục quốc gia được công nhận là:

Tỉnh có Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên 100 tuổi còn sống nhiều nhất

Trong số gần 2.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được phong tặng, hiện ở Long An còn sống 150 người và trong số 150 Mẹ, có 9 người trên 100 tuổi. 

Đây là số lượng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên 100 tuổi còn sống nhiều nhất so với các tỉnh khác.

Ngọn núi đất nhân tạo đầu tiên do tù chính trị cách mạng đắp

Đó là ngọn núi được đắp bắng đất, đá do bàn tay những người tù chính trị cách mạng thời Ngô Đình Diệm tạo dựng nên tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

Được thi công từ năm 1957, chu vi toàn cảnh Núi Đất rộng trên 1 ha. Lượng tù nhân được điều động đến để tạo sơn nơi đây mỗi ngày lên đến trên 200 người. Mỗi người chuyển 1m3 đất đá mỗi ngày, cứ 2 người vào một kíp để khiêng.
 

Thắng cảnh Núi Đất.

Trải qua 3 năm (từ 1957 đến 1960) khu Núi Đất với 3 hạng mục: 1 núi lớn, 2 núi nhỏ và hệ thống ao, hồ sen được hoàn thành. Trong đó, trên núi lớn có đặt một tượng Đức Mẹ cao hơn 2m, hai tượng Thánh Phêrô và Chúa Jésus đặt trên 2 trái núi nhỏ. Nhìn tổng thể Núi Đất trông như một hòn non bộ khổng lồ.

 

Núi Đất ngày nay trở thành một cảnh đẹp của Đồng Tháp Mười, là những ngọn núi nhân tạo đầu tiên do những người tù chính trị cách mạng đắp nên tại Việt Nam.

Tỉnh có diện tích vùng đầm lầy sinh học đã được khai thác lớn nhất

Diện tích Đồng Tháp Mười gần 700.000 ha, trải rộng trên phạm vi ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong đó tỉnh Long An chiếm một nửa diện tích trên (tức khoảng 350.000 ha).

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đồng Tháp Mười là chiến khu, căn cứ cách mạng quan trọng ở miền Nam. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), ba tỉnh nói trên đẩy mạnh khai hoang, trồng lúa và hoa màu, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực thành một trong những nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới.

Đồng Tháp Mười có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên như địa mạo, trầm tích, đất, nước và các yếu tố khác, nên đã hình thành nhiều nhóm đất khác nhau. Tại đây, hệ sinh thái rừng tràm chiếm một vị trí đáng kể, các thảm thực vật gồm những cánh đồng hoàng đầu ấn, cỏ năng, cỏ ống, cỏ mồm, cỏ lác… trải rộng khắp vùng này từ xưa, mãi đến bây giờ vẫn còn tìm thấy ở các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Các loài sen, súng và các loài thủy sinh khác chiếm ưu thế ở các vùng đầm lầy sinh học.

Di chỉ khảo cổ học tiền sử có tầng văn hóa dày nhất và qui mô lớn nhất Việt Nam

Đó là di chỉ khảo cổ học An Sơn, thuộc ấp An Lợi, xã An Ninh Sơn, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có niên đại cách đây 4000-2500 năm.
 

Di chỉ khảo cổ học An Sơn.

 

Từ năm 1938, di chỉ này đã được ông L.Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện. Mấy mươi năm sau, người ta tiến hành những cuộc khai quật với quy mô lớn nhằm nghiên cứu di tích khảo cổ học này. Đó là những cuộc khai quật vào các năm: 1978, 1997, 2004, 2007 và 2009.

Cuộc khai quật gần đây nhất vào tháng 4/2009, đã phát hiện 7 mộ táng, thu được nhiều mảnh gốm có hình dnág như nồi, bát, cà ràng…, nhiều công cụ đá, xương, sừng và đồ trang sức gồm 132 hạt chuỗi, 1 mảnh vòng bằng ngà, 1 mảnh vòng bằng đá.

Kết quả khai quật cho thấy di chỉ An Sơn thuộc loại hình di chỉ khảo cổ học tiền sử, vừa là di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng có tầng văn hóa dày nhất (4 mét) và qui mô lớn nhất Việt Nam so với các di chỉ khảo cổ học cùng thời.

Ngôi chùa duy nhất gắn liền với sự nghiệp văn chương của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808 tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.Chùa ban đầu có tên là Lan Nhã, do thiền sư Viên Ngộ sáng lập.

Từ năm 1859 đến 1862, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đây sinh sống. Bề ngoài, cụ đồ Chiểu mở trường dạy học nhưng bên trong thì cụ làm quân sư, cố vấn cho nghĩa binh chống Pháp. Bài văn tế bất hủ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết tại đây để biểu dương, tưởng nhớ công lao của những nghĩa sĩ đất Cần Giuộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Ngoài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, các tác phẩm như: Chạy giặc, Dương Từ Hà Mậu và một phần của truyện thơ Lục Vân Tiên cũng được sáng tác tại chùa Tôn Thạnh. Hiện nay, bên trái của chùa có Nhà bia ghi lại công lao của của Nhà thơ và trích đoạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Năm 1997, chùa Tôn Thạnh đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VHTT&DL) công nhân là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Nhà cổ trên 100 năm có nhiều cột gỗ nhất

Đó là ngôi nhà hiện tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước tỉnh Long An và được bảo tồn gần như nguyên vẹn, được xây năm 1901 đến năm 1903 thì hoàn thành. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà này là ông Hội đồng Trần Văn Hoa nên xưa kia người ta thường gọi "nhà ông Hội đồng” hay "nhà ông Cả”, nay thường gọi là nhà Trăm Cột.
 

Nhà trăm cột ở Long An.

 

Nhà có diện tích 882m2, nằm trong một khuôn viên sân vườn rộng 4.044m2, chính diện quay về hướng Tây Bắc, thiết kế trong nhà hoàn toàn bằng gỗ: cẩm lai, gõ mật, gõ đỏ… Ban đầu có tất cả 160 cột gỗ, nhưng đến giữa thế kỷ thứ 20, phần nhà làm lẫm lúa phía sau bị tháo dỡ nên hiện nay chỉ còn lại 120 cột gỗ.

Nhà Trăm Cột đã được Bộ VH-TT công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1997. Đây là ngôi nhà có tuổi thọ trên 100 năm với nhiều cột gỗ nhất Việt Nam.

Nơi trồng được một loại gạo thơm, ngon nổi tiếng nhất

Diện tích trồng loại lúa cho gạo Nàng thơm ở xã Mỹ Lệ hiện nay là 450 ha (từ xưa rộng hơn nhưng sau đó thu hẹp dần vì bị lai tạp những giống lúa khác), tổng năng suất của 450 ha này là 1.800 tấn/ một vụ.

Đặc biệt gạo Nàng Thơm chợ Đào mỗi năm chỉ trồng được một vụ Đông - Xuân và gieo, cấy, bón phân, phun thuốc… cũng như các loại lúa khác. Đây là loại gạo hạt dài trắng, thơm, dẻo nổi tiếng từ xa xưa được khách du lịch khi ngang qua Long An thường mua về làm quà cho người thân. 

Bảo Bình (tổng hợp)
Baodatviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại859,079
  • Tổng lượt truy cập93,236,743
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây