Học tập đạo đức HCM

Con người đang “uống” kháng sinh hằng ngày qua... thịt gà, bò, lợn

Thứ năm - 09/11/2017 21:14
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã lên tiếng cảnh báo người chăn nuôi phải dừng ngay việc sử dụng kháng sinh trên vật nuôi bởi đây chính là một trong những “thủ phạm” làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, cùng với đó là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người.

Ngày 8/11, WHO đã đưa ra báo cáo về tình trạng khoảng 80% kháng sinh đã được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi. Thậm chí ở những quốc gia cấm sử dụng chất tăng trưởng, kháng sinh được sử dụng nhiều trên động vật hơn là ở người.

Các hướng dẫn mới nhất từ tổ chức y tế toàn cầu này đề nghị nông dân ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho mục đích tăng trưởng nhanh và ngăn ngừa bệnh ở động vật nuôi, một thực tế đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Á và Mỹ. Ngay cả châu Âu, nơi luật cấm đã ban hành, người ta nghi ngờ rằng vẫn có vi phạm.

Lạm dụng thuốc kháng khuẩn trong ngành chăn nuôi là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây ra tình trạng siêu kháng thuốc - kháng lại tất cả các kháng sinh mạnh nhất, khiến chúng trở nên vô tác dụng.

Vật nuôi dùng kháng sinh sẽ truyền trực tiếp (người chăn nuôi) hay gián tiếp (thực phẩm) các siêu kháng khuẩn cho con người. Một cuộc điều tra của tờ Guardian đã tìm thấy tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) trong nhiều mẫu thịt heo tại các siêu thị ở Anh.

Kazuaki Miyagishima, Phụ trách về An toàn thực phẩm, WHO, cho biết: mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh trong các trang trại chăn nuôi với nguy cơ sức khỏe ở người rất rõ ràng: “Các bằng chứng khoa học cho thấy lạm dụng kháng sinh trên vật nuôi góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động hiện nay. Lượng kháng sinh dùng cho vật nuôi đang gia tăng trên toàn thế giới, tương ứng với nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc động vật đang tăng lên”.

TS. Clare Chandler, Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, cho biết: “Những khuyến cáo này của WHO sẽ là một thách thức đối với các nhà cung cấp trong việc giảm sử dụng kháng sinh nhưng có thể là lợi thế với các đơn vị chăn nuôi quy mô – nơi có độ an toàn sinh học cao hơn. Nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ trên khắp thế giới đang bị phụ thuộc vào việc phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi và những hành động thiết thực sẽ hỗ trợ họ, tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống và sinh kế của họ”.

Tờ Guardian, trong một cuộc điều tra chung với Cục Điều tra báo chí, cũng đã chỉ ra sự gia tăng nhanh chóng của các megafarm (được mô tả là những trang trại chăn nuôi tàn nhẫn và thái quá). Các megafarms cũng đang “lan nhanh trên toàn cầu và chúng liên quan với tình trạng kháng kháng sinh, khi mà hàng trăm vật nuôi sẽ được điều trị kháng sinh cùng lúc.

 

Theo The Gardian/Dantri

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,965
  • Tổng lượt truy cập92,652,629
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây