Ăn thực phẩm nướng cháy có thể gây ung thư, ăn dưa muối chua có thể gây ung thư, ăn cá muối cũng có thể gây ung thư... Mọi người đều nhớ những câu nói thông thường này. Tuy nhiên, làm thế nào để biết một loại thực phẩm có thể gây bệnh ung thư ? Thực phẩm nào thực sự nên ăn hoặc ăn ít hơn?
Theo phân tích thực nghiệm của Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC), cùng các tài liệu liên quan khác đã phân các chất gây ung thư thành 5 loại: loại 1, loại 2A, loại 2B, loại 3 và loại 4.
Các chất loại 1: Có bằng chứng xác thực liên quan rõ ràng đến sự xuất hiện ung thư.
Các chất loại 2A: Có bằng chứng tương đối mạnh minh chứng có thể bị ung thư.
Các chất loại 2B: Nó có thể gây ung thư.
Các chất loại 3: Không cần phải lo lắng quá nhiều, bao gồm trà, cà phê và cholesterol.
Các chất loại 4: Không thể gây ung thư, ví dụ như axit amin.
Dưới đây các chuyên gia y tế chủ yếu xem xét các loại thực phẩm có liên quan chặt chẽ đến tất cả mọi người thuộc loại 1 và loại 2A.
Các chất gây ung thư loại 1 (Có đủ cơ sở để minh chứng liên quan đến ung thư)
1. Rượu: ung thư miệng, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư vú sau mãn kinh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu (hơn 3 ly mỗi ngày) dễ bị ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng và các hắc tố đen nhiều hơn những người không uống rượu.
Đồng thời các nghiên cứu cho thấy uống rượu có liên quan đến ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy.
2. Thịt chế biến sẵn: Ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày
Thịt được chế biến sẵn là gì? Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế giải thích: Loại thịt đã được hun khói, ướp, sấy khô hoặc các loại thịt đã được tẩm ướp gia vị để có lợi cho việc bảo quản. Các loại thịt đó bao gồm: thịt khô, giăm bông, thịt hộp, lạp xưởng, cá ướp sấy khô,…
Có những bằng chứng rõ ràng cho rằng việc ăn các sản phẩm thịt được chế biến sẵn có thể gây ung thư đại tràng và mỗi ngày ăn 50g sản phẩm thịt đã qua chế biến sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết lên 18%.
3. Cá muối: ung thư biểu mô mũi họng
Cá mặn thông qua việc ướp muối và phơi khô, trải qua quá trình ướp muối ở nồng độ cao và làm mất nước, là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, sẽ sản sinh ra hợp chất nitrososamin. Nó đã được chứng minh qua các thực nghiệm lâm sàn là có thể dẫn đến ung thư.
4. Chất Aspergillus flavus: Ung thư gan, ung thư thận
Phổ biến nhất của các chất này là đậu phộng và ngô đã bị nhiễm nấm Aspergillus flavus. Tăng trưởng của nấm này trên một nguồn thức ăn thường dẫn đến ô nhiễm với aflatoxin, một hợp chất độc hại gây ung thư.
Ngoài ra, trong một số loại thực phẩm chế biến có sử dụng nguyên liệu đậu phộng (như bơ đậu phộng), chúng cũng có thể gây ung thư do sự mốc của nguyên liệu thô. Do đó, nhất định phải lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất đáng tin cậy.
Thực phẩm loại 1 khác
Hiện nay, có 118 chất gây ung thư loại 1. Ngoài các loại thực phẩm trên, còn có thuốc lá, benzen, asen, polycyclic hydrocacbon (được thấy trong khói nấu ăn và khí thải ô tô) và các bức xạ ion hóa khác nhau, ô nhiễm không khí ngoài trời,…
Loại chất gây ung thư 2A (có thể liên quan đến ung thư)
1. Thịt đỏ: ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế ban đầu đề xuất rằng thịt đỏ rất có khả năng gây ung thư, tạo nên hoang mang cho người sử dụng.
Thịt đỏ là khi thịt sống có màu đỏ, sau khi nấu chín biến thành màu sẫm, ví dụ như thịt đỏ tươi sống của các động vật có vú như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn. Theo nghiên cứu, nếu ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các bệnh nguy hiểm khác.
Cần phải được nhấn mạnh là ăn thịt đỏ với số lượng lớn và trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị ung thư. Nói cách khác, thịt đỏ được phân loại là chất gây ung thư loại 2A và không có nghĩa là nó không thể ăn được.
Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới khuyến cáo rằng lượng thịt đỏ ăn hàng tuần không được vượt quá 1kg, cũng có thể nói là một tuần một cân thịt đỏ. Tuy nhiên ăn ít hơn thì càng tốt cho sức khỏe.
2. Ăn uống quá nóng: ung thư miệng, ung thư vòng họng, ung thư thực quản
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm trên 65°C có thể dễ dàng gây ung thư thực quản. Do niêm mạc thực quản bị tổn thương ở nhiệt độ cao và niêm mạc bị kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần.
3. Nitrat và Nitrit: Ung thư thực quản, ung thư gan
Dưa chua và các sản phẩm ngâm chứa nhiều nitrit hơn, điều này sẽ gây ung thư gan và ung thư thực quản. Tuy nhiên dưa chua (dưa muối) chỉ thực sự gây hại khi ăn sai thời điểm đó là ăn dưa muối xổi.
Ngoài ra còn có một loạt các loại thực phẩm sử dụng phương thức chiên rán nhiều dầu mỡ, sấy khô, quay nướng,… cùng nằm trong nhóm 2A.
Tóm lại, để bảo vệ an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần tránh các chất gây ung thư thuộc loại 1 và 2A, đặc biệt, rượu, thuốc lá.
Nhưng nó không có nghĩa là những thực phẩm này chắc chắn sẽ gây ung thư khi chúng ta ăn một lượng nhỏ, bởi vì sự xuất hiện của ung thư thường là kết quả của những tác động lâu dài của nhiều yếu tố.
Theo Khám phá
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;