Học tập đạo đức HCM

Giúp gan chống cuộc “tấn công” của thực phẩm bẩn

Thứ sáu - 20/05/2016 03:33
Nhiều bệnh lý nguy hiểm về gan hiện nay được các nhà khoa học xác nhận một phần do nguồn thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại được đưa vào cơ thể đến mức báo động, khiến chức năng gan phải hoạt động quá sức…

Những con số báo động…

Thực phẩm “bẩn” là tên gọi phổ biến để chỉ những thực phẩm được chế biến, sản xuất không đảm bảo vệ sinh và an toàn, có chứa các độc chất gây hại cho cơ thể. Thời gian gần đây, thực phẩm “bẩn” đang trở thành một vấn nạn đáng báo động, đe dọa sức khỏe con người.


Gan dễ bị suy yếu, hư tổn, xơ hóa… trước sự tấn công của các yếu tố độc hại.

Các độc tố từ hóa chất, kháng sinh, phụ gia cấm trong thực phẩm “bẩn” khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ trong các cơ quan nội tạng, đặc biệt tại gan khiến gan sớm suy yếu vì nhiễm độc. Lá gan bị ảnh hưởng sẽ tác động dây chuyền khiến nhiều cơ quan khác như dạ dày, thận, da, tim, não… cũng bị ảnh hưởng theo. 

Công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 12/2015 cho thấy, thực phẩm “bẩn” chứa các loại virus, vi khuẩn độc hại, ký sinh trùng, chất hóa học… chính là nguyên nhân của 200 căn bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư. Ước tính mỗi năm có đến 600 triệu người mắc bệnh, 420.000 người bị cướp đi sự sống vì thực phẩm “bẩn”.

Theo WHO, thức ăn và nguồn nước bẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan A và E. Báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF) cũng cho thấy, sử dụng các loại thực phẩm bẩn có chứa độc tố Aflatoxin chính là “thủ phạm” gây ung thư gan – một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới. 

Gan bị tấn công 

Gan là cơ quan chịu sự ảnh hưởng đầu tiên của nguồn thực phẩm bẩn, độc hại được cơ thể dung nạp hàng ngày. Các nhà khoa học đã khẳng định như vậy. Bằng nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã chỉ rõ diễn tiến độc chất gây hại gan theo 2 cách: Một mặt chúng trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer, khiến tế bào này “nổi loạn” phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan; 

Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để khử độc, và quá trình này làm sản sinh liên tục các sản phẩm trung gian ĐỘC HẠI tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, từ đó càng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại.

Trước đây, tế bào Kupffer thường chỉ được biết đến như một đại thực bào nằm trong xoang gan, giữ vai trò xử lý các loại vi khuẩn, hồng cầu già và chết… để tạo phản ứng miễn dịch. 
Tuy nhiên gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer lại trở nên gây hại, phóng thích các chất gây viêm khiến gan nhanh chóng suy yếu và hư tổn. 

Bảo vệ gan trước vấn nạn thực phẩm “bẩn”

Sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer trước các yếu tố độc hại được xem là phát hiện mới trong cơ chế sinh bệnh khiến gan sớm hư tổn. Chính vì thế, kiểm soát tế bào Kupffer được coi là giải pháp mới đột phá giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan thường gặp, kể cả ung thư gan.

Ứng dụng những thành tựu vượt bậc của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, giúp chủ động chống độc và bảo vệ gan một cách hiệu quả từ gốc. 

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả, giảm trên 50% việc phóng thích các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin sau 6 tuần, nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan, giảm sản xuất các thành phần mô sợi nên tránh gan xơ hóa. 

Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng - tăng gấp 3 lần chỉ sau 6 giờ, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng.

Bên cạnh sự hỗ trợ của một số tinh chất thiên nhiên, thì quan trọng nhất theo các chuyên gia dinh dưỡng, con người cần có ý thức trong việc sử dụng thực phẩm hàng ngày; đặc biệt phải nói không với thực phẩm bẩn để hạn chế việc tế bào Kupffer phải hoạt động quá sức.

Ngoài ra, tập luyện thể thao hàng ngày, hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá… cũng là một trong những phương pháp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp hạn chế sự kích hoạt của tế bào Kupffer.

Theo Hoài Ngân/Infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại930,616
  • Tổng lượt truy cập92,104,345
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây