Học tập đạo đức HCM

Ngôi làng người dân dường như 'quên cách chết' nhờ thực phẩm địa phương

Thứ ba - 21/08/2018 03:39
Ăn thực phẩm theo mùa, sống có mục tiêu và tiêu thụ càng ít thịt càng tốt là ba trong số các bí quyết sống thọ không quá cao siêu của người dân làng Ogimi.

"Quên cách chết"

Chủ sở hữu kiêm bếp trưởng tại nhà hàng Emi-no-Mise thuộc làng Ogimi, đảo Okinawa, Nhật Bản, đã 80 tuổi nhưng lúc nào cũng vui vẻ, nụ cười luôn nở trên môi. Bà tên Emiko Kinjo. Theo tiếng Nhật, Emi có nghĩa là “nụ cười”.

10-55-13_nh_1
Sống vui vẻ và có mục đích là một trong những bí quyết trường thọ của người dân làng Ogimi (Ảnh minh họa: Elisabethknowles.com)

Emiko Kinjo được đào tạo để trở thành chuyên gia dinh dưỡng tại Nago và chưa bao giờ có ý định mở nhà hàng. Tuy nhiên, sau khi gặp chồng mình và quyết định định cư tại Ogimi, mọi mục tiêu cuộc đời bà đều đã thay đổi. Trên con đường không quá nổi bật cách bờ biển vài bước chân, bà mở nhà hàng mang tên Emi-no-Mise, phục vụ kết hợp giữa “ujini-mun” (thực phẩm có giá trị dinh dưỡng) và “kusui-mun” (thực phẩm mang lại lợi ích y học), theo Metro.

Ở những ngôi làng như Ogimi, cách ăn uống nhằm ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường năng lượng bắt nguồn từ nhu cầu thiết yếu: Người dân bình thường tại Okinawa, sống ở vùng nông thôn, không có đủ tiền để chi cho bác sĩ và mua thức ăn từ nơi khác. Thời Emiko còn trẻ, kể cả những người được xem là giàu có ở vùng nông thôn cũng tự trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm nhằm phục vụ đời sống, vận dụng các kiến thức truyền từ đời này sang đời khác. Kết quả là tại làng Ogimi nói riêng và kể cả ở những khu vực nông thôn khác thuộc Okinawa, người dân dường như đều “đã quên cách chết”.

Những người cung cấp nguyên liệu cho Emiko là một ví dụ. Họ là một ông lão đã 100 tuổi nhưng ngày ngày vẫn lái xe máy tới nhà hàng để giao thực phẩm, là một cụ bà 98 tuổi ngày nào cũng cặm cụi, miệt mài làm việc cho trang trại. Người già nhất trong làng đã 105 tuổi, sống một mình mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bạn bè, gia đình hay hàng xóm. Theo Emiko, “con người ta già đi là điều bình thường nhưng già mà vẫn năng động, minh mẫn là câu chuyện hoàn toàn khác”.

Lối sống và tuổi thọ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở Ogimi, người dân làm việc và sống năng động giữa một cộng đồng rộng lớn cho tới tận lúc chết. Emiko cho biết họ có ý thức rõ ràng về mục đích và ý nghĩa của lao động và nó giúp họ vững vàng về mặt tinh thần.  

Nguồn gen tốt

Dù lối sống là một yếu tố không thể phủ nhận và quan trọng đối với độ dài tuổi thọ, Emiko không cho rằng người dân ở Ogimi được thừa hưởng nguồn gen tốt từ tổ tiên. Minh chứng là so với lớp cư dân trẻ ham thích các món ăn nhanh đầy đường và muối du nhập từ Mỹ, những người cao tuổi mà vẫn giữ cách ăn truyền thống ở Okinawa đôi khi còn sống thọ hơn con cháu họ.

10-55-13_nh_2
Một bữa trưa điển hình theo chế độ ăn Okinawa (Ảnh: Metro)

Sự đối lập về thói quen ăn uống giữa người già và người trẻ được minh họa rõ ràng nhất bởi thực tế rằng dân Okinawa là những người tiêu thụ đồ ăn vặt nhiều nhất Nhật Bản, do đó, tỷ lệ béo phì, các bệnh liên quan đến tim mạch và tỷ lệ tử vong sớm trong nhóm người dưới 50 tuổi cũng cao nhất cả nước.

Emiko sử dụng các nguyên liệu theo mùa trong nấu ăn và khuyên mọi người nên làm như bà. Vào tháng 11, một bữa trưa điển hình bao gồm thì là, đậu phụ, cá, khoai lang và rất nhiều trà xanh cùng với nghệ. Nhưng lời khuyên của Emiko dành cho những người muốn sống lâu và năng động khá đơn giản: Sống có mục tiêu, ăn các thực phẩm địa phương và theo mùa bất cứ khi nào có thể, lấy rau xanh làm trung tâm trong mỗi bữa ăn và tiêu thụ càng ít thịt càng tốt. Bên cạnh đó, hãy học cách yêu quý khoai lang.

Câu hỏi đặt ra là liệu cách ăn này có tương lai hay không. Những dấu hiệu cho đến nay không thực sự hứa hẹn. Rất ít người muốn sống theo cách của Emiko. Dân làng Ogimi, đặc biệt là những người trẻ, thích đồ ăn nhanh hơn là khoai lang, rong biển và đậu phụ. Dù vậy, vẫn có lý do để hy vọng. Emiko đã viết một cuốn sách về chế độ ăn Okinawa cũng như lợi ích mà nó mang lại. Các ngôi trường ở Okinawa thỉnh thoảng vẫn thêm vào các thực đơn truyền thống cho bữa trưa. Hơn hết, Emiko cho hay thực khách tìm đến quán của bà giờ đây ngày càng trẻ hơn.

Trên trang web giới thiệu về làng Ogimi, một đoạn văn ngắn luôn khiến những người ghé qua chú ý bởi ý nghĩa của nó:

“Hãy để chúng ta càng già càng khỏe và không phụ thuộc quá nhiều vào con cái mình khi đã về già. Đến với làng chúng tôi khi bạn đã già, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn phước lành từ thiên nhiên và dạy bạn bí quyết sống thọ. Chúng tôi, những cư dân bậc trưởng lão ở Ogimi, tự hào tuyên bố rằng đây là ngôi làng sống lâu nhất Nhật Bản”.

HOÀNG PHI/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Hôm nay49,561
  • Tháng hiện tại824,839
  • Tổng lượt truy cập91,998,568
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây