Học tập đạo đức HCM

Người thương binh hiến đất mở đường

Thứ bảy - 25/05/2013 03:00
Việc tự nguyện hiến gần 400 mét vuông đất vườn có giá trị trên 200 triệu đồng của ông Trương Trọng Sứ ở xã Xuân Khê (huyện Lý Nhân, Hà Nam), khiến nhiều người nể phục. Đáng nể hơn, ông còn bỏ tiền túi để bê tông hóa con đường giúp người dân dễ đi.
 

Ông Trương Trọng Sứ bên con đường mà ông hiến đất và bỏ tiền túi ra làm - Ảnh VGP/Nguyễn  Thắng

Ông Ngô Văn Quang, Chủ tịch xã Xuân Khế cứ tấm tắc: “Tinh thần tự nguyện hiến đất làm đường của thương binh Trương Trọng Sứ đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến đông đảo nhân dân trong xã. Nhiều gia đình đã tự nguyện chặt cây ăn quả trong vườn, phá bỏ công trình phụ để mở rộng đường giao thông”.

 

Hiến đất vì lợi ích chung

Trên đường đưa tôi đến nhà ông Sứ, anh bạn cán bộ xã hồ hởi: “Bây giờ ở xã này, ai cũng biết đến ông ấy. Bà con hàng xóm nể phục lắm”. Đến nhà, lão nông ấy quần xoắn ngang đầu ngối, hai tay đang thoăn thoắt cho mấy trăm con gan, vịt ăn.

Thấy khách đến nhà, ông nghỉ tay. Hỏi ông về việc hiến đất làm đường, người đàn ông có dáng cao, gầy, da đen sạm vì nắng mưa nơi đồng ruộng ấy cười hiền, rồi bảo: “Có gì đâu anh, tôi hiến đất là vì cái lợi chung cho cả làng. Bây giờ, đường giao thông rộng rãi, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Mình làm vậy cũng vì lại lợi ích lâu dài”.

Thời trai trẻ, ông Sứ tham gia chống Mỹ cứu nước, chiến đấu khắp các chiến trường Đông Nam bộ. Đất nước thống nhất, ông về quê xây dựng gia đình. Nhà không có ruộng, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào chăn nuôi và vài chục gốc vải trong nhà.

Hơn một năm trước, chính quyền địa phương có chủ trương mở một con đường mới từ xóm 1A ra cánh đồng nối liền với đường trục chính trong xã giúp cho việc sản xuất của bà con được thuận tiện. Nhưng cái khó là ở chỗ, con đường đi qua đất vườn một số hộ trong xóm, trong đó có nhà ông Sứ.

Cán bộ xã tổ chức họ xóm bàn về việc làm đường, nhiều gia đình tỏ ra không hài lòng vì mở đường thì mất đất nhà mình. Thậm chí, có người cương quyết đòi tiền đền bù với giá cao hơn quy định.

Về nhà, ông bàn với vợ, tính chuyện hiến đất vườn để làm đường giao thông. Nếu làm vậy, gia đình ông phải chặt bỏ cây ăn quả, thu hẹp chuồng chăn nuôi, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế gia đình. Chưa kể, diện tích đất ông tự nguyện hiến có giá trị vài trăm triệu đồng. Đó là số tiền không nhỏ đối với một gia đình nông dân như ông.

 “Lúc ấy, tôi nghĩ, khi đường mở rộng thì việc phát triển kinh tế cũng thuận lợi hơn. Tôi quyết định tự nguyện hiến đất mở đường. Tuy cá nhân mình có phần thiệt thòi, nhưng bà con đi lại thuận tiện, đem lại lợi ích chung cho cả làng”, ông Sứ nói.

Không phải đợi chính quyền đến vận động, ông Sứ xung phong lên Ủy ban xã đề xuất tinh thần hiến đất làm đường. Ông tự nguyện giao 380 mét vuông đất vườn, chặt bỏ hơn chục cây nhãn để mở đường mới mà không đòi tiền đền bù. Tính giá thị trường, diện tích đất ấy có giá hơn 200 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, ông còn có việc làm khiến nhiều người trog xóm 1A phải “ngạc nhiên”. Ông tự bỏ ra gần 40 triệu đồng mua vật liệu, thuê nhân công để đổ bê tông phần đường đi qua cổng nhà mình.

Thấy ông Sứ làm vậy, khi chính quyền xã vào vận động, nhiều hộ khác trong xóm cũng đồng ý tự nguyện hiến đất vườn, phá tường bao để mở đường. Cả làng cùng chung tay làm, chỉ trong thời gian ngắn con đường đã hoàn thành.

 “Ngày trước chưa mở rộng đường, bà con muốn ra làm đồng phải đi vòng xa hơn một cây số rất bất tiện. Bây giờ đường lớn, xe cơ giới vào tận ruộng, giá trị cây trồng tăng cao”, ông Sứ cho biết.

Đảng viên làm trước, làng nước làm theo

Về xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân, những con đường liên thôn, liên xóm đang được mở rộng, đổ bê tông. Đường làng ngõ xóm sạch đẹp. Bộ mặt làng quê thuần nông này đang đổi mới từng ngày.

Ông Ngô Văn Quang, Chủ tịch xã Xuân Khê chia sẻ: “Phong trào hiến đất làm đường được đông đảo người dân trong xã hưởng ứng. Cũng nhờ có tinh thần tiên phong tự nguyện hiến đất của đảng viên, thương binh Trương Trọng Sứ với diện tích lớn đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Thấy đảng viên làm trước nên làng nước theo sau”.

Theo ông Trương Trọng Sứ, mấy năm trước, lãnh đạo xã cứ nhắc đến việc mở rộng đường giao thông, người trong làng lại xì xèo bàn tán, lời ra, tiếng vào. Có người ngoan cố, kiên quyết không chịu chặt bỏ dù chỉ một cây nhãn, đòi bằng được tiền đền bù.

Khi thấy ông Sứ là một Đảng viên gương mẫu đã tự nguyện hiến gần 400 mét vuông đất vườn, giá trị hàng trăm triệu đồng để mở đường, nhiều người đã dần thay đổi cách nghĩ bảo thủ chỉ lo cho lợi ích của cá nhân. Bà con thấy được cái lợi lâu dài khi đường đi được mở rộng, không ít người đã đứng lên giao đất vườn để làm đường.

Từ xóm 1A, tình thần hiến đất làm đường lan rộng ra toàn xã. Nhiều gia đình tự giác phá bỏ tường bao, công trình phụ để phục vụ cho việc cứng hóa đường giao thông. Chỉ tính riêng xóm 1A, bà con đã hiến gần 3.000 mét vuông đất làm đường.

 “Những gia đình trong thôn phải phá bỏ nhà bếp hay công trình phụ đều được bà con hàng xóm góp tiền, góp sức xây dựng lại. Tình làng, nghĩa xóm của người dân cũng trở nên gắn kết hơn”, ông Sứ nói.

Cũng theo ông chủ tịch xã, chính nhờ sự đồng thuận, hưởng ứng hiến đất mà các con đường liên thôn, đường nội đồng đều được mở rộng, chương trình xây dựng nông thôn mơi nhanh về tới đích. Dự kiến trong năm nay, địa phương sẽ đổ bê tông xong toàn bộ các tuyến đường trền toàn xã.

Ông Sứ đã được Thủ tướng tặng Bằng khen vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào tham gia xây dựng giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Nguyễn Thắng

Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,585
  • Tổng lượt truy cập92,575,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây