Học tập đạo đức HCM

Vốn tín dụng ưu đãi góp sức xóa đói, giảm nghèo

Thứ ba - 23/10/2012 19:58
Một ngày trung tuần tháng 9, chúng tôi đã có dịp đến thăm một số mô hình được nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đồng hành, tiếp sức. Câu chuyện của những người trong cuộc giúp chúng tôi hiểu thêm rằng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, kênh vốn ưu đãi còn mang đến những giá trị nhân văn sâu sắc khi giúp những đối tượng yếu thế, khó khăn vươn lên làm chủ cuộc sống, tự tin khẳng định mình.

 

Con đường vào xóm núi Tân Sơn - xã Bắc Sơn - Thạch Hà, sau trận mưa đầu mùa, nhiều khúc đường hở hoác những rãnh dài. Chiếc xe chuyên dụng của Ngân hàng CSXH tỉnh ì ạch đưa chúng tôi vượt qua hơn 5 km đèo dốc vào thăm trang trại anh Đường Xuân Đức.

Anh Đức là một trong những hộ tiên phong vào lập trại ở xóm kinh tế mới, cũng là một trong những hộ được tiếp cận sớm với nguồn vốn GQVL của Ngân hàng CSXH. “Cùng tôi mở đường làm kinh tế ở vùng đất “khỉ ho cò gáy” 9 năm trước, ngoài sự động viên, tạo điều kiện của địa phương, còn có nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH. 20 triệu đồng ở thời điểm đó đối với gia đình tôi thực sự hết sức quý giá. Nó là nguồn lực khởi động để tôi biến hơn 5 ha đất hoang thành rừng nguyên liệu, phát triển đàn gà hàng trăm con và xây dựng mô hình nuôi lợn thương phẩm quy mô 500 con như hiện nay”- anh Đức sôi nổi kể với chúng tôi.

 

Vốn tín dụng ưu đãi góp sức xóa đói, giảm nghèo

Trang trại của gia đình anh Đường Xuân Đức

 

Chủ tịch Hội Nông Dân xã Bắc Sơn Bùi Công Thư cho biết thêm, nhờ có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế rừng của địa phương cùng với sự sát cánh của ngân hàng, đến nay xóm Xuân Sơn hiện có 15 mô hình trang trại quy mô khá lớn; toàn xã đã có 200 hộ phát triển kinh tế vườn đồi.

Nằm ven sông Lam, xã Xuân Lam (Nghi Xuân) thường xuyên đối mặt với nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ. Khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sản xuất khó khăn khiến người nông dân khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Ở địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao này (đầu năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo là 23%), vai trò của kênh vốn ưu đãi trong tiến trình XDGN được thể hiện một cách rõ nét.

Trong số hàng chục hộ đã chiến thắng đói nghèo nhờ sự tiếp sức của Ngân hàng CSXH, chị Trần Thị Thuyên ở xóm 5 là một trường hợp điển hình. Gia đình chị không chỉ thuộc diện hộ nghèo mà còn gặp hoạn nạn, hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chồng chị Thuyên mất vì căn bệnh ung thư sau mấy năm trời chạy chữa.

Thay chồng làm trụ cột gia đình, chị Thuyên cố gắng vượt lên nỗi đau tìm hướng phát triển kinh tế gia đình để nuôi 2 đứa con ăn học. Nguồn vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo đã đồng hành cùng chị suốt những năm gian khó, giúp chị phát triển mô hình chăn nuôi cá, lợn, vịt với quy mô 0,5ha. Nguồn thu dẫu chưa lớn nhưng cũng giúp gia đình chị có cuộc sống ổn định và dần thoát khỏi đói nghèo. Khi các con bước chân vào các trường cao đẳng, đại học, gia đình chị lại được tiếp cận với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng CSXH.

Giám đốc PGD Ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân cho biết thêm, đến nay, tổng dư nợ của 6 chương trình tín dụng ưu đãi ở xã Xuân Lam đạt trên 7 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo chiếm gần 60%.

Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã cùng với người dân vùng biển cửa huyện Lộc Hà mở mang ngành nghề, phát triển sôi động việc chế biến, thương mại, dịch vụ, làm giàu chính đáng. HTX kinh doanh dịch vụ hải sản đông lạnh Hùng Mạnh (xã Thạch Kim) là một điển hình. Trên hành trình thực hiện mục tiêu xây dựng một điểm tập kết, kinh doanh hải sản, tạo việc làm cho bà con nhân dân, HTX đã được Ngân hàng CSXH quan tâm, cho vay 200 triệu vốn GQVL.

 

Vốn tín dụng ưu đãi góp sức xóa đói, giảm nghèo

Nhập hàng tại HTX kinh doanh dịch vụ hải sản đông lạnh Hùng Mạnh

 

Nguồn vốn tuy chưa lớn nhưng đã góp phần giúp HTX giải quyết được một phần bài toán chi phí để đầu tư phát triển. Bước đầu HTX đã xây dựng mặt bằng sân bãi và mở mang các dịch vụ bến bãi, tạo thuận lợi cho các phương tiện ra vào chuyên chở, giao nhận hàng hoá và bà con có điều kiện phát triển nghề buôn bán nhỏ.

Trên cơ sở chủ động nguồn hàng, năng động bắt tay với các đối tác đồng thời có các chiến lược kinh doanh hợp lý, chỉ trong một thời gian ngắn, HTX Hùng Mạnh đã tạo nên thị trường sôi động về thu mua và chế biến thuỷ hải sản ở xã Thạch Kim. Mỗi năm, Hợp tác xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh 3.000 - 3.500 tấn hải sản các loại. Doanh thu đạt 3 - 5 tỷ đồng/năm; lương bình quân xã viên đạt 2-2,5 triệu đồng/người/tháng, tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động và hàng ngàn tiểu thương khác.

Đến thời điểm này, tổng dư nợ của các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đạt trên 2.900 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 302 ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 15.000 lao động; hỗ trợ cho trên 21 ngàn hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở và làm mới hơn 32 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

Tín dụng ưu đãi đang tiếp sức cho hành trình XĐGN ở những vùng nông thôn mới.

Mai Thuỷ
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm125
  • Hôm nay10,499
  • Tháng hiện tại324,189
  • Tổng lượt truy cập90,387,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây