Học tập đạo đức HCM

Cẩm Thành - Làng lúa, làng rau

Thứ ba - 05/07/2016 06:23
Xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là một biểu tượng đẹp của mô hình xây dựng nông thôn mới. Nhiều năm qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, nơi đây không chỉ là "vựa lúa lớn" nhất của tỉnh Hà Tĩnh mà còn là mảnh đất có rau xanh bốn mùa.
Nước hồ Kẻ Gỗ phục vụ trồng lúa hè thu.
Nước hồ Kẻ Gỗ phục vụ trồng lúa hè thu.

Từ những mùa lúa bội thu

Trong cái nắng chói chang buổi sáng chính hạ, trở lại Cẩm Thành đúng vào dịp bà con nông dân đổ ra đồng tất bật sản xuất vụ lúa hè thu, chúng tôi được Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành Dương Đức Cừ cho biết: Xã Cẩm Thành có hơn 653 ha đất nông nghiệp, suốt cả bốn mùa người dân không ngừng cày, cuốc. Đất không hề nghỉ, lúa không phụ công người. Những mùa vàng bội thu suốt ba mươi năm qua đã tạo cho Cẩm Thành có thương hiệu " vựa lúa lớn" của Hà Tĩnh. Vụ lúa nào Cẩm Thành cũng được mùa, riêng năm 2015, xã Cẩm Thành đạt năng suất bình quân 56 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 7.300 tấn.

Vụ lúa xuân năm 2016, năng suất bình quân đạt 59 tạ/ha, đây là con số "kỷ lục" đưa Cẩm Thành vượt trội hơn nhiều địa phương khác trên toàn huyện Cẩm Xuyên. Các thôn Hưng Mỹ, Đông Nam Lộ, Đồng Bàu, Kênh, bình quân đạt hơn ba tạ/sào. Một số gia đình canh tác diện tích lớn, cho thu hoạch từ ba đến 3,5 tấn thóc.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông nghiệp Nguyễn Đình Long: "Để giúp cho bà con nhanh chóng xuống giống, đạt hiệu quả và kịp thời vụ, đồng thời làm tốt khâu chăm sóc sau khi xuống giống, xã Cẩm Thành đã xây dựng được mạng lưới hợp tác xã với các dịch vụ cung ứng như giống, phân bón, thuốc trừ sâu...". Trong hai năm qua, các hợp tác xã ở Cẩm Thành đã liên kết với Công ty giống cây trồng trung ương đưa bộ giống Thiên ưu 8, giống Khang Dân đều là loại giống tốt, có sức phát triển nhanh, không bị nhiễm các bệnh rầy nâu, đốm trắng, khô vằn lá.

Có “của ăn của để”, bà con nông dân Cẩm Thành dựa vào nguồn vốn tích lũy của mình kết hợp nguồn vay ưu đãi của ngân hàng đã mạnh dạn mua sáu chiếc máy cày KUBOTA có công suất lớn, 40 máy cày, máy gặt vừa và nhỏ. Giờ đây, có máy cày đất nhuyễn, lúa chín vàng đồng đã có máy gặt nhanh đưa lúa về tận nhà.

Đến phát triển rau màu

Bên cây lúa, đồng ruộng Cẩm Thành còn được phân loại, phân vùng theo mùa trồng ngô, khoai lang, đậu, lạc..., tạo nên hàng hóa trên thị trường và phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. "Ngày trước, người ta chỉ trồng rau để tự cải thiện trong gia đình, một số hộ còn để vườn trống. Lý do vì những thời điểm ấy rau chưa thành thị trường được. Bây giờ khách hàng rất chuộng rau sạch cho nên làng này trồng rau mới có chỗ đứng". Bí thư Đảng ủy Dương Danh Hóa trao đổi với chúng tôi về câu chuyện trồng rau. Từ khi xã khuyến khích toàn dân tham gia trồng rau sạch, hiện cả xã có 162 "mảnh vườn mẫu" về rau sạch.

Theo cán bộ thôn Tân Vĩnh Cảnh tới thăm vườn rau mẫu nhà bà Cảnh đúng lúc bà đang hái ngọn mùng tơi để chuẩn bị đưa ra chợ bán. Tính ra mùng tơi bà Cảnh bán tại chợ quê, mỗi bó giá từ 15 nghìn đến 17 nghìn đồng, như vậy mỗi tháng, bà Cảnh có nguồn thu từ rau hơn hai triệu đồng. Các loại khác như hành tăm, rau thơm, bầu bí, dưa chuột… đã tạo nên lợi ích từ mảnh vườn, mỗi năm cho thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng.

Hầu hết các hộ trồng rau này đều có diện tích đất rộng từ bốn đến năm sào. Họ khai thác "mạch nước ngầm" ngay trong vườn mình và sử dụng hệ thống vòi phun tự động để tưới rau. Chỉ cần bật công tắc điện là cả vườn rau đã được tưới nước mát. Mặt khác, nhờ được chăm bón bằng phân chuồng đã ủ hoai, cho nên rau vừa xanh, đẹp lại an toàn khi sử dụng.

Làng rau xanh Cẩm Thành giờ đây đã có nhiều thương lái đến đặt mua trước. Nhờ vậy càng kích thích sức sản xuất phát triển. Nếu tính nguồn lợi từ trồng rau thì cho thu nhập gấp ba lần trồng lúa. Dân làng Cẩm Thành chăm sóc lúa tốt, lại biết chăm cả vườn rau để tạo nên làng lúa, làng rau trù phú.

Phan Thế Cải/nhandan.com.vn



 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập407
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,177
  • Tổng lượt truy cập92,030,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây