Học tập đạo đức HCM

Đất nghèo thắp sáng chí đoàn viên

Thứ ba - 09/10/2012 22:22
Nhiều năm gần đây, trên địa bàn huyện Hương Khê xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thanh niên năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình kinh tế của đoàn viên Lê Văn Tâm-Phó bí thư Chi đoàn xóm 2, xã Hà Linh được coi là một điểm sáng của Đoàn thanh niên trong phong trào xây dựng nông thôn mới nơi miền sơn cước.


Đất nghèo nuôi chí lớn

Từ Thành phố Hà Tĩnh ngược ngàn dọc theo tỉnh lộ 13 khoảng chừng 30km, rẽ trái vào con đường đất đỏ thêm khoản 5km, ngôi nhà nhỏ của gia đình đoàn viên Lê Văn Tâm nằm như treo trên 3 quả đồi xanh trù phú với đủ loại cây trồng như cam, bưởi, cao su, tràm, keo nguyên liệu đang thỏa sức đâm chồi thật ấn tượng. Sinh ra và lớn lên giữa cảnh đói nghèo chung của xứ núi, Lê Văn Tâm hiểu được sự cơ cực của thiếu thốn, lạc hậu. Vì thế, ở người thanh niên trẻ tuổi này luôn khát khao một hoài bão xua đi cái đói, cái nghèo bằng chính nghị lực sức trẻ của mình. Minh chứng cho điều đó chính là nghị lực phi thường của anh từ đôi bàn tay trắng đi lên lập nghiệp, làm giàu ngay trên đất đồi quê hương.

Đất nghèo thắp sáng chí đoàn viên

Một góc vường cây ao cá của Lê Văn Tâm

Gia đình có đến 4 anh chị em, Tâm là con út sinh năm 1987, bố mẹ làm nghề nông thuần túy, cả cuộc đời tảo tần, một nắng hai sương chỉ đủ để nuôi con ăn học. Nhà nghèo không mảnh vốn dắt lưng, tốt nghiệp phổ thông 2005, Tâm tìm đường đi xuất khẩu lao động sang Thái Lan những thầm mong kiếm chút ít vốn để về lập nghiệp tại quê nhà. Tuy nhiên mới sang chưa được 2 năm, đồng lương thu nhập còn ít ỏi thì bố bị tai nạn giao thông, Tâm phải về để chăm sóc bố. Trở về hai bàn tay trắng sau hai năm lưu lạc, làm thuê nơi đất khách, quê người, Tâm đã nhiều đêm không ngủ, trở trăn, toan tính cách lập nghiệp.

Gia đình làm 10 sào gồm đất màu và lúa. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, đất xứ núi Hà Linh chỉ phù hợp với một số loại cây màu như đậu, lạc khoai và ngô. Lúa cũng chỉ sản xuất được một vụ, còn từ tháng 9 trở đi hầu như toàn bộ diện tích đất canh tác bị nhấn chìm dài ngày suốt cả mùa mưa lũ. Do đó, công việc sản xuất của bà con nông dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn, sau mùa thu hoạch màu lại phải đợi đến ra giêng khi hết lạnh, tiết trời hanh thông khô ráo mới triển khai công việc trồng màu.

Đất nghèo thắp sáng chí đoàn viên
Tâm luôn chủ động ươm mầm tạo giống để phát triển vườn cây ăn quả

Xác định được tiềm năng đất đai và khí hậu địa phương anh đã nhờ mẹ vay cho 30 triệu đồng (thông qua nguồn vốn vay của hội phụ nữ) để phát triển kinh thế vườn đồi. Tâm đã mạnh dạn thuê nhân công phong hóa thực bì, phát quang vườn tạp cải tạo đất, tích cực học hỏi, nắm bắt thông tin KHKT về phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và bắt đầu khởi nghiệp bằng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp từ nguồn vốn vay của mẹ.

Thành công từ nghị lực

Cùng với việc triển khai ươm trồng các giống cây ăn quả bản địa truyền thống như can, bưởi Phúc Trạch, tràm, keo nguyên liệu, Tâm đã mạnh dạn đầu tư vốn triển khai trồng cao su. Theo đó, thấy đồi xứ Hà Linh có khả năng thích ứng với cây trồng của Thái,Tâm đã cất công trở lại Thái Lan tìm hiểu và đưa giống mít Thái về ươm trồng thí nghiệm. Tân dụng thế đứng vững chãi của 3 ngọn đồi, không để con nước xói lỡ đất đai tuôn chảy về nguồn một cách lãng phí, Tâm đã mạnh dạn đầu tư vốn, thuê máy đắp đê, ngăn đập tạo ao, hồ nuôi cá khá lý tưởng. Chỉ sau hơn 5 năm nổ lực triển khai mô hình, đến nay tất cả các loại cây trồng đã bước vào tuổi khép tán, Cam bưởi đang thả sức cho những mùa quả ngọt.

Đất nghèo thắp sáng chí đoàn viên
Vườn cam sai mùa quả ngọt

Mới 25 tuổi đầu, nhưng bằng ý chí và nghị lực của sức trẻ, chàng thanh niên gốc giáo đã biến những ngọn đồi trọc thành một mô hình kinh tế tổng hợp với diện tích trên 10ha, trong đó 250 gốc cam, 10 gốc bưởi, 100 gốc mít thái lan, 100 cây dó trầm, một đàn dê 15 con,15 con lợn (trong đó có đến 3 con lợn nái), 500 con gà, một hệ thống ao hồ nuôi cá nước ngọt với hơn 10.000m2, bình quân cho thu nhập mỗi năm đạt hơn 1 tấn cá thương phẩm, 5ha Cao su và 2ha keo, tràm nguyên liệu gần đến tuổi thu hoạch. Bình quân cho thu nhập trên 150 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10 thanh niên lao động.

Hướng tầm mắt về các ngọn đồi Cơn Dung, Cơn Mưng và Bầu Xanh, đã được phủ kín một màu xanh sum suê cây trái. Tâm chia sẽ với chúng tôi: "Các anh coi cam đã cho thu hoạch mùa thứ 3, riêng vườn cam bù, bưởi năm nay đã bắt đầu cho quả. Vườn cao su đã được 4 tuổi đang thả sức khép tán, vườn keo 5 tuổi cũng đã gần cho thu hoạch. Tuy nhiên, hiện nay do keo nguyên liệu đang bị rớt giá, cho hiệu quả kinh tế thấp nên em đang có dự định sẽ chuyển dần sang trồng cây cao su. Vì chỉ sau 7 năm, mỗi ha cao su có thể cho thu nhập gần cả trăm triệu đồng, tuổi thọ khai thác kéo dài gần cả 30 năm". Tâm còn cởi mở với chúng tôi, nếu được vay vốn hỗ trợ, sẽ đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững.

Đất nghèo thắp sáng chí đoàn viên
Tâm đang đầu tư mở hướng phát triển chăn nuôi, gà, lợn, trâu bò

Chia tay Hà Linh, chúng tôi thầm nghĩ, Tâm- một cán bộ đoàn nơi xóm giáo đã vươn lên làm giàu bằng tất cả nghị lực và quyết tâm của tuổi trẻ là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó xây dựng cuộc sống mới xứng đáng để các đoàn.

Quang Sáng
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay37,879
  • Tháng hiện tại813,157
  • Tổng lượt truy cập91,986,886
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây