Học tập đạo đức HCM

Mô hình kinh tế quy mô lớn, tạo đà để Nghi Xuân phát triển

Thứ tư - 30/09/2015 09:37
Mặc dù có những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nhưng không thể nói là Nghi Xuân không có những thế mạnh trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới. Những mô hình kinh tế quy mô lớn đã, đang xuất hiện chính là điểm tựa để huyện Nghi Xuân bứt phá đi lên.
 

Sau hơn 5 tháng xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án nuôi cá mú, cá bơn và tôm thương phẩm công nghệ cao ở xã Xuân Liên của Công ty Sản xuất và nuôi trồng thủy sản Hoàng Dương (Nghi Xuân cơ bản đã hoàn thành. Dự án được quy hoạch trên 7,9 ha tại vùng ven biển, với kinh phí đầu tư gần 36 tỷ đồng. Bắt đầu từ tháng 5, Công ty đã phối hợp với  các chuyên gia kỹ thuật Công ty Fineton (Hồng Kông) thả 3 đợt giống với 80 ngàn con  cá Mú trong 4 ao nuôi.  Từ đợt thả đầu tiên đến nay, tuy số lượng cá có bị hao hụt do quá trình vận chuyển, thời tiết nắng nóng gây sốc nhưng phần lớn cá khỏe mạnh và phát triển bình thường, chiều dài trung bình đạt từ 25 đến 30 cm, trọng lương đạt từ 350 - 400 g/con. Theo kế hoạch, Công ty sẽ thả nuôi thêm  75.000 con cá Bơn thương phẩm và trên 5 triệu con tôm giống. Sau khi thu hoạch, sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước trong khu vực.

Với mục đích biến những vùng đất hoang hóa chưa được sử dụng thành đất sản xuất nông nghiệp có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể trong việc cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh đến năm 2030, trong tháng 5 vừa qua, Trung tâm sản xuất giống thủy sản chất lượng cao Thông Thuận – Hà Tĩnh cũng được khởi công xây dựng tại xóm Song Long, xã Cương Gián với mức kinh phí lên tới 40 tỉ đồng, có quy mô 6,8 ha, chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Sau khi đi vào hoạt động, trung tâm sẽ cung cấp trực tiếp cho người nuôi trồng trên địa bàn và các vùng lận cận, mỗi năm từ 3- 3,5 tỷ con tôm giống sạch bệnh, chất lượng cao, đa dạng về kích cỡ, giá thành hợp lý và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường nước khu vực, theo đó sẽ giải quyết công ăn việc làm cho 200 lao động địa phương...Cùng với đó thì Dự án nuôi lợn nái bố mẹ tại Xuân Thành đã được thả giống, tại Xuân Mỹ cũng đang gấp rút hoàn thành để phát triển chăn nuôi chuỗi liên kết quy mô nhỏ và vừa; Dự án nhà máy chế biến bột cá tại Xuân Hội cũng đang được triển khai đầu tư. Tất cả sẽ là đầu kéo quan trọng cho việc hình thành và phát triển chuổi mô hình sản xuất liên kết có hiệu quả trong thời gian tới.

Bí thư huyện ủy Trần Báu Hà thăm mô hình chăn nuôi lợn của ông Bàng xã Xuân Liên

Mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực đã có bước phát triển nhanh, hình thành nhiều mô hình mới, tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Toàn huyện có 98 mô hình chăn nuôi lợn quy mô từ 20-3.000 con; trong đó 11 mô hình quy mô lớn, vừa và 54 mô hình nhỏ theo hình thức liên kết, bước đầu các mô hình liên kết sản xuất đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như mô hình chăn nuôi lợn thịt liên kết với công ty KSTM và Công ty CP Việt Nam của ông Lê văn bình ở Xuân Mỹ, ông Đinh Thế Hữu ở Xuân Viên, ông Lê văn Bàng ở Xuân Liên nuôi từ 1.500 con- 4.500 con/ lứa được đánh giá hiệu quả và bền vững; mỗi năm xuất chuồng 2 - 3 lứa, thu nhập trên 300 - 600 triệu đồng/năm; 3 THT của 33 hộ gia đình ở xã Xuân Thành, liên kết với doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học quy mô 900 – 1.000 con/lứa, lợi nhuận 20-30 triệu đồng/hộ/lứa. Mô hình nuôi bò thịt của ông Lê Văn Thọ (Xuân Mỹ):Quy mô 60con/lứa, ông Phan Văn Nam (Cổ Đạm) quy mô nuôi 26 con/lứa đều cho hiệu quả kinh tế.

Các mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao quy mô sản xuất từ 2 – 6 ha, cho lợi nhuận bình quân đạt 200 – 300 triệu đồng/ha/năm, điển hình như hộ Ông Phong (Xuân Đan), HTX Xuân Thành (Xuân Phổ), hộ anh Hải nuôi tôm kết hợp sản xuất tôm giống chất lượng cao cho lợi nhuận trên 400 triệu/ha/năm. Hình thức nuôi tôm công nghiệp (trải bạt, vổ bờ xi măng) được phát triển với 9 mô hình được hình thành, lợi nhuận bình quân đạt 70 – 100 triệu đồng/ha/vụ; Mô hình của HTX Hoàng Thông, xã Xuân Phổ quy mô 10ha, doanh thu hành năm đạt 7tỷ đồng/năm; mô hình đánh bắt hải sản xa bờ của 12 đội tàu ở Xuân Hội sản lượng 40 tấn/năm, giải quyết việc làm cho gần 30 lao động, doanh thu  trên 7 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng.

Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự thăm mô hình trồng Rau- Củ- Quả trên cát xã Xuân Thành

Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển rau trên cát, huyện Nghi Xuân có 73,5 ha diện tích đất cát ven biển trước đây sản xuất kém hiệu quả được quy hoạch trồng rau tại các xã Xuân Thành, Cổ Đạm và xã Xuân Viên, liên kết với công ty Fineton Hồng Kông, và Công ty Khoáng sản Hà Tĩnh trực tiếp chuyển giao kỹ thuật, tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho các HTX, bước đầu các mô hình sản xuất có hiệu quả và đây là hướng đi mới.

Tuy nhiên, để phát triển nhanh và bền vững các MHKT thì huyện Nghi Xuân cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để làm chuyển biến nhận thức của cán bộ và nhân dân về thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Xác định sản xuất là yếu tố cốt lõi trong xây dựng NTM. Nghi Xuân đã tập trung chỉ đạo ngay từ việc lập và phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Đề án Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản các xã ven biển; Đề án chăn nuôi tập trung ven chân núi Hồng Lĩnh; Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và Phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới đồng thời ban hành bộ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện một bước tái cơ cấu ngành. Đến nay, huyện Nghi Xuân đã hoàn thành các quy hoạch vùng sản xuất tập trung và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Có 29 dự án được UBND huyện và  05 Dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trong đó có những Dự án nông nghiệp trọng điểm của tỉnh và huyện đã và đang được các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Từ những tiềm năng, lợi thế của mình, huyện Nghi Xuân  tiếp tục tập trung thu hút đầu tư hình thành mới các mô hình sản xuất hiệu quả, đổi mới mô hình tăng trưởng, với vai trò doanh nghiệp, khoa học công nghệ và liên kết sản xuất xã hội hóa đầu tư quy mô lớn nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Đến thời điểm này, huyện Nghi Xuân đã phát triển được 346 mô hình kinh tế (MHKT) hiệu quả, đạt doanh thu từ 100 triệu đồng /năm trở lên, có nhiều mô hình đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Các mô hình này đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo bền vững và đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới./.

 

Theo Thanh Huyền- Hồng Quang-  Đức Đồng
nghixuan.hatinh.gov.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,732
  • Tổng lượt truy cập90,252,125
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây