Tiêu chí thu nhập còn thấp
Xã Thạch Châu là địa phương có mức bình quân thu nhập đầu người cao nhất huyện Lộc Hà, hiện đạt 43,3 triệu đồng/người/năm. Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao (năm 2020), năm nay, địa phương phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Để đạt mục tiêu này, tiêu chí thu nhập của xã phải đạt 58,5 triệu đồng/người/năm, tức là tăng hơn mức hiện tại đến 15,2 triệu đồng/người.
Để đạt thu nhập 58,5 triệu đồng/người/năm, xã Thạch Châu cần nhiều hơn những mô hình sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao.
Bí thư Đảng ủy xã Thạch Châu Nguyễn Tiến Tám khẳng định: “Cùng với các tiêu chí khác, tiêu chí thu nhập là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu của chúng tôi. Trong thời gian ngắn phải có được mức tăng lớn như thế đòi hỏi nỗ lực lớn, quyết tâm cao trong ý chí, hành động của Đảng bộ và Nhân dân xã Thạch Châu".
Nhiều địa phương ở Lộc Hà đang chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên việc cải thiện tiêu chí nâng cao mức thu nhập cần nhiều thời gian.
Thạch Mỹ là xã có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất huyện Lộc Hà, với mức 35,7 triệu đồng/người/năm. Nguyên do là bởi địa phương này thuần nông, thương mại - dịch vụ chưa sôi động, chưa có nhiều nghề phụ ổn định, số lượng doanh nghiệp ít, các mô hình kinh tế chưa nhiều (15 mô hình) nên tiêu chí thu nhập bị thấp thua. Việc cải thiện tiêu chí này ở Thạch Mỹ cần nhiều thời gian.
Lộc Hà hiện đang có mức thu nhập bình quân đầu người gần 38,3 triệu đồng/năm và hầu hết các xã hiện đang thấp hơn so với chuẩn hiện hành (39 triệu đồng/người/năm đối với xã NTM; 46,8 triệu đồng/người/năm đối với xã NTM nâng cao; 58,5 triệu đồng/người/năm đối với NTM kiểu mẫu). Cụ thể: Thạch Mỹ đạt 35,7 triệu đồng; Bình An, Thịnh Lộc cùng 36 triệu đồng; Ích Hậu, Tân Lộc cùng 37 triệu đồng; Phù Lưu 37,9 triệu đồng; Mai Phụ 38,4 triệu đồng; Hộ Độ 38,8 triệu đồng…
Để nâng cao tiêu chí về thu nhập, một trong những lợi thế cần được Lộc Hà phát huy đó tập trung đầu tư phát triển kinh tế biển.
Tập trung ưu tiên cho vấn đề cốt lõi
Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ Lê Tiến Lương chia sẻ: “Để hoàn thành lộ trình đạt xã NTM nâng cao năm 2023 thì không còn cách nào khác, xã phải đồn sức cho tiêu chí thu nhập. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để nâng cao giá trị sản xuất; quy hoạch và phát triển khu chăn nuôi tập trung ở vùng Tây Giang - Hữu Ninh, phát triển các làng nghề truyền thống Hà Mỹ và Đại Yên, ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ ở khu vực chợ Cồn và giáp ranh với thị trấn Lộc Hà…”.
Mô hình nuôi lợn quy mô lớn của ông Nguyễn Văn Sửu (xã Tân Lộc) mỗi năm doanh thu 35 tỷ đồng, tạo việc làm cho 13 lao động đã góp phần thay đổi tư duy làm ăn cho người dân Lộc Hà. (Ảnh tư liệu).
Bí thư Đảng ủy xã Thạch Châu Nguyễn Tiến Tám cho biết: “Theo lộ trình xây dựng NTM của xã, chúng tôi sẽ huy động tối đa nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hướng tới mục tiêu quan trọng nhất cải thiện đời sống cho Nhân dân. Đặc biệt, chúng tôi đang có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất cây hàng hóa tập trung quy mô trên 1.000 m2; thành lập các HTX, THT, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản; phát triển thương mại - dịch vụ vùng thị tứ và ven các trục đường lớn; xây dựng các khu vườn mẫu cho thu nhập cao…”.
Mô hình trồng nấm của HTX Quang Trung (xã Bình An) góp phần xây dựng thêm 1 sản phẩm OCCOP.
Cùng hướng tới xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương ở Lộc Hà đều đã xây dựng kế hoạch và tập trung cao cho việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế để tăng thu nhập cho người dân. Mỗi địa phương, vùng miền có những cách làm khác nhau dựa trên tình hình thực tiễn và tiềm năng, lợi thế của mình nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu là tập trung nâng cao tiêu chí cốt lõi này.
Chỉ có những đổi thay trên đồng ruộng mới mang đến cuộc sống ấm no, kinh tế dư dả cho nông dân Lộc Hà.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Văn An cho biết thêm: “Trong thời gian tới, Lộc Hà sẽ tập trung xây dựng chính sách phù hợp, linh hoạt và phát huy hiệu quả các dự án phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia. Các địa phương được khuyến khích chủ động khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, tiểu thủ công nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp sạch…
Trong sản xuất, tập trung vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực ứng dụng tiến bộ KHKT, ưu tiên xây dựng các sản phẩm OCOP; chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, tăng cường liên doanh, liên kết và sản xuất theo hướng hàng hóa; chăm lo phát triển kinh tế vườn hộ và xây dựng vườn mẫu…”
Theo Tiến Dũng/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;