Học tập đạo đức HCM

Cây trồng biến đổi gen - Lựa chọn và thách thức: Thiệt thòi vì chậm trễ

Thứ tư - 24/10/2012 00:00
Cây trồng biến đổi gen (GM) là thành tựu khoa học đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên thế giới với diện tích ngày càng tăng nhanh. VN cần tiếp thu nhanh để ứng dụng vào SX nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Nếu chậm trễ, nông dân phải chịu thiệt thòi.

>> Không thể bước lùi
>> Tràn ngập sản phẩm biến đổi gen
>> Khảo nghiệm ngô đã hoàn tất
>> Công bố giật mình và phản đối rầm rộ
>> Quản lý và truyền thông
>> Gặp gỡ ở Missouri

Tất nhiên chúng ta cần phải thận trọng, không được buông lỏng, hớ hênh, nhưng đồng thời cũng không nên tự mình gây ra những sự chậm trễ không cần thiết.

Đó là khẳng định của ông Ngô Văn Giáo, Chủ tịch Hiệp hội thương mại giống cây trồng VN (VSTA). Trao đổi với NNVN, ông Giáo cho hay, đến năm 2011 đã có 29 quốc gia trồng cây biến đổi gen với diện tích canh tác khoảng 160 triệu ha, chiếm tới 50% trong tổng diện tích 320 triệu ha cây trồng trên toàn thế giới.


Ông Ngô Văn Giáo

Năng suất cao hơn

4 cây trồng biến đổi gen (GM) có diện tích lớn nhất là đậu tương (75,4 triệu ha, chiếm tới 75% tổng diện tích 100 triệu ha đậu tương trên toàn thế giới); ngô (51 triệu ha, chiếm 32% tổng diện tích 159 triệu ha ngô toàn thế giới); bông vải (24,7 triệu ha, chiếm tới 82% tổng diện tích 30 triệu ha bông vải toàn thế giới); cải dầu (8,2 triệu ha, chiếm tới 26% tổng diện tích 31 triệu ha cải dầu toàn thế giới).

Về mặt thương mại, năm 2011, giá trị thị trường toàn cầu của GM đã lên tới 13,3 tỷ USD, chiếm 35% thị trường hạt giống thương mại toàn thế giới (khoảng 34 tỷ USD) và dự kiến sẽ lên đến 14 tỷ USD trong năm 2012.

Ông Giáo cho rằng, sở dĩ GM tăng nhanh diện tích như thế là nhờ kháng được thuốc trừ cỏ và sâu hại, từ đó khai thác được tiềm năng năng suất của giống và kết quả là đạt được năng suất thực tế cao hơn các giống nền truyền thống. Nhờ kháng được sâu hại nên giảm phun xịt thuốc BVTV, do đó giảm được chi phí và tác hại đối với môi trường.

GM giúp giảm thiểu làm cỏ bằng tay, từ đó cũng hạn chế tình trạng đất bị xói mòn, nhất là trên nền đất dốc; năng suất thực tế cao hơn các giống nền truyền thống, nhờ đó thu nhập của nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, trong điều kiện tối ưu thì năng suất của GM cũng chỉ bằng với tiềm năng năng suất của giống nền lai truyền thống.

Dù có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng GM vẫn đang gây ra nhiều lo ngại, tranh cãi. Theo ông, thực chất của mối quan tâm đó là gì?

Thực ra, những lo ngại về ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng chỉ là cái cớ mà thôi. Cái chính là lo ngại về chính trị, thương mại. Châu Âu phản đối mạnh mẽ GM, nguyên nhân chính là do CNSH của châu Âu đi sau Mỹ khá xa. Do những lo ngại về độc quyền kinh doanh hạt giống GM, từ đó dẫn đến nguy cơ có thể đánh mất chủ quyền lương thực của quốc gia vào tay nước ngoài, nên các nước châu Âu khi chưa tự chọn tạo được giống GM đã phản đối quyết liệt việc thương mại hóa các sản phẩm GM từ những năm 80 thế kỷ trước.

Không ít những hàng rào kỹ thuật đã được dựng lên nhằm hạn chế sự thâm nhập sản phẩm của các DN Hoa Kỳ. Đồng thời, châu Âu đã nhanh chóng hiện đại hóa ngành công nghệ này. Đến giữa những năm 2000, hầu hết các giống ngô GM trồng phổ biến ở Pháp đều do họ tự tạo ra. Đến nay, khoảng cách công nghệ GM của Pháp so với Hoa Kỳ đã được rút ngắn, nên các điều kiện về công nhận sản phẩm GM đang được nới lỏng dần.

Tuy nhiên, cũng mới có duy nhất giống ngô MON 89034 (GM) của Monsanto được cấp phép ở đây. Dù vậy, có thể thấy ở các nước phát triển, sự độc quyền kinh doanh giống GM là khó có thể xảy ra, các cuộc tranh cãi phản đối các sản phẩm này đang ít đi và xu thế đang chuyển sang các nước đang phát triển.

Nếu đưa GM vào SX thương mại ở nước ta trong thời điểm này, sẽ gặp phải những vấn đề gì?

Với điều kiện của nước ta hiện nay, việc sử dụng các giống GM cũng sẽ phát sinh nhiều hệ lụy. Việc nghiên cứu giống GM vẫn còn phôi thai, đến nay chúng ta vẫn chưa chọn tạo được giống GM. Do đó, muốn gieo trồng thì buộc phải mua hạt giống GM của các công ty đa quốc gia. Thành ra ta phải mất ngoại tệ nhập khẩu hạt giống và nông dân phải mua hạt giống với giá cao.

Bằng chứng là diện tích GM ở 10 nước phát triển bằng diện tích ở 19 nước đang phát triển, nhưng doanh thu về GM ở các nước phát triển gấp 3,35 lần doanh thu ở các nước đang phát triển. Điều đó cho thấy sau khi đã thâm nhập được vào thị trường, giá hạt giống GM có thể bị đẩy lên cao gấp 6 - 7 lần so với giá hạt giống nhập nội truyền thống.

Do chúng ta chưa chọn tạo được giống GM, nên các DN SX-KD giống ở VN chỉ có thể làm nhà phân phối cho các công ty giống nước ngoài. Ngành giống cây trồng của đất nước chưa kịp lớn mạnh thì lại rơi vào tình cảnh bị lệ thuộc hoàn toàn vào sự độc quyền cung ứng của các công ty giống nước ngoài. Sự lai tạp giữa giống GM với giống cây trồng truyền thống cùng họ có thể dẫn đến những tranh chấp, khiếu kiện bất lợi về bản quyền.

Cần đầu tư thỏa đáng

Vậy theo ông, có nên đưa GM vào SX ở nước ta hay không?

Hàng năm nước ta vẫn nhập khẩu 2,76 triệu tấn khô dầu đậu tương và 1,6 triệu tấn ngô nguyên liệu, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD để chế biến TĂCN, mà đa số là sản phẩm GM (do 81% lượng bắp tiêu thụ và 89% tổng sản lượng đậu nành trên thế giới đến từ 3 nước sử dụng GM trong SX là Hoa Kỳ, Argentina và Brazil). Vì thế, nếu ta tự gieo trồng, SX các giống GM để gia tăng sản lượng nhằm giảm thiểu nhập khẩu thì sẽ có lợi hơn.

Đối với bông vải (là loại cây không phải là thực phẩm) thì việc sử dụng đại trà giống GM có thể làm ngay. Đối với ngô và đậu tương, dù có trồng giống GM thì sản lượng vẫn chưa đủ cho nhu cầu tiêu dùng ở trong nước, nên không lo bị các rào cản xuất khẩu.

Quan điểm của tôi là việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ GM, phát triển cây trồng GM ở VN là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có chiến lược, chính sách thích hợp. VN không đủ điều kiện để nhanh chóng làm chủ công nghệ cũng như để làm chậm tiến trình thâm nhập và rút ngắn khoảng cách công nghệ so với Hoa Kỳ như châu Âu. Dù vậy, nhà nước cũng cần phải đầu tư thỏa đáng vào hoạt động nghiên cứu, chọn tạo giống GM, vì đây là công nghệ nguồn.

Một số nước trong khu vực đã đưa cây trồng GM vào SX thương mại. Chúng ta có thể học được kinh nghiệm nào từ họ để tránh bị lệ thuộc vào nguồn giống nước ngoài nếu phát triển GM?

Để tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài, Indonesia có một đối sách khá tốt. Mặc dù đã gia nhập WTO từ năm 1995 nhưng đến 31/8/2006, Bộ Nông nghiệp nước này vẫn ban hành văn bản số 37 và 38 quy định về các thủ tục nhập khẩu hạt giống. Theo đó, tất cả giống lai nói chung (bao gồm giống GM) muốn khảo nghiệm và thương mại hóa phải có 2 điều kiện, một là phải đính kèm tài liệu xác định giống đó có thể SX tại Indonesia hay không, hai là phải có văn bản cam kết rằng 2 năm sau khi được phóng thích (công nhận), giống đó sẽ được SX tại Indonesia.

Vì vậy, để quản lý việc sử dụng GM, chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm quản lý khảo nghiệm nhập nội giống lai (bao gồm giống GM) của Indonesia, chứ không nên mở cửa quá rộng như Philippines. Nếu nhà nước cho phép đưa các giống ngô GM vào SX thì đồng thời phải có chính sách yêu cầu các công ty chủ sở hữu tổ chức SX hạt giống tại VN trong vòng 2 năm sau khi được công nhận như ở Indonesia.

Nếu chính sách này được ban hành và thực thi, VN sẽ được nhiều điều lợi. Điều kiện sinh thái của VN rất phù hợp cho việc SX hạt giống. Lao động VN rẻ hơn, giá thành SX thấp hơn, lại không tốn chi phí vận chuyển nên đương nhiên nông dân sẽ được mua hạt giống với giá cả phải chăng hơn. Các DN giống cũng có thể tham gia SX hạt giống gia công cho các công ty đa quốc gia chứ không phải chỉ làm nhà phân phối đơn thuần.

Nhờ đó, việc thực hiện kế hoạch SX giống GM sẽ chủ động và thuận lợi hơn, tránh được tình huống diện tích canh tác bị giảm đột ngột vì thiếu giống như Philippines đã gặp phải trong năm 2009 do phải nhập khẩu tận Nam Phi, vừa đắt vừa xa lại chậm trễ. Ngoài ra, việc SX giống GM tại chỗ sẽ là động lực trực tiếp thôi thúc các nhà khoa học VN tích cực nghiên cứu và phát triển công nghệ mới mẻ này.

Xin cảm ơn ông!

Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Hôm nay97,152
  • Tháng hiện tại833,262
  • Tổng lượt truy cập93,210,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây