“Giống lúa VT-NA2 “đổ bộ” vào xã Hoài Mỹ năm 2010. Trong quy trình SX, quy định giống lúa này chỉ sạ từ 1,5 - 1,8 kg/sào khiến bà con cứ trố mắt ngớ ra, không dám làm. Bởi trước đó, với các giống lúa thuần, bà con đã quen sạ từ 8 - 10 kg/sào. Nếu lúc ấy lãnh đạo UBND huyện và Phòng NN-PTNT Hoài Nhơn không kiên quyết trong chỉ đạo SX thì chưa chắc bây giờ giống VTNA2 được nhiều nông dân biết đến”, ông Trần Khánh Dư, Phó chủ nhiệm HTXNN 1 Hoài Mỹ nhớ lại.
Sau thành công tại xã Hoài Mỹ, liên tiếp những vụ mùa sau đó, Trung tâm KN-KN Bình Định tiếp tục nhân rộng SX giống VTNA2 tại nhiều địa phương trong tỉnh nhằm đánh giá lại thích nghi, sức chống chịu sự “đỏng đảnh” của thời tiết và tiềm năng năng suất để đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh.
Vụ ĐX 2011-2012, HTXNN1 Hoài Mỹ tiếp tục SX giống lúa VTNA2 với diện tích lên đến 40 ha. Qua nhiều vụ SX giống lúa này, ông Dư nhận định: “VTNA2 có chiều cao cây trung bình, dáng cây rất gọn, cây cứng nên khả năng chống đổ ngã tốt. Chiều dài lá đòng trung bình, góc lá đòng nhỏ là yếu tố quan trọng trong hiệu quả sử dụng ánh sáng để quang hợp. Bộ lá có màu xanh đậm, lúa chín hoàn toàn rồi mà lá đòng vẫn còn xanh, chứng tỏ khả năng quang hợp cao. Ngoài ra giống này có khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Với lượng giống gieo chỉ từ 2 - 2,5 kg/sào, nhưng đạt trung bình 250 bông/m2, cho thấy khả năng đẻ nhánh tốt, số nhánh hữu hiệu rất cao.
Đặc biệt, tỷ lệ hạt lép của giống VTNA2 rất thấp, chỉ 11,76%. Nếu thâm canh tốt, tỷ lệ hạt lép chỉ từ 8,6 - 9%, đây chính là yếu tố cấu thành năng suất cao, bình quân đạt 72,03 tạ/ha trong vụ ĐX và từ 64 - 67 tạ/ha ở vụ hè thu. Luôn cao hơn giống đối chứng từ 5 - 7 tạ/ha”.
“Sở NN-PTNT sẽ chỉ đạo triển khai SX mạnh giống VTNA2 tại những địa phương có nhiều chân ruộng SX 3 vụ/năm và địa phương ít làm lúa lai ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn và Hoài Ân. VTNA2 cũng sẽ là giống lúa chủ lực trong những cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn”, ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định. |
Trong vụ hè thu 2012 vừa qua, giống lúa VTNA2 tiếp tục được đưa vào SX thử tại xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) với 10 ha và xã Ân Hữu (Hoài Ân) 5 ha. Đây là lần đầu tiên nông dân của huyện miền núi Hoài Ân “làm quen” với giống VTNA2. Khi canh tác giống lúa này, bà con đã thay đổi tập quán canh tác cũ, đặc biệt là thói quen gieo sạ dày, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, tăng chi phí thuốc BVTV và công phòng trừ.
Ông Nguyễn Ngọc Tề, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân đề nghị: “Trên địa bàn huyện SX giống lúa lai chiếm đến 50% diện tích. Thế nhưng nhiều loại giống cho thấy dấu hiệu thoái hóa, cho năng suất kém. Do vậy, chúng tôi đang rất “thèm" các giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao để thay thế. Giống VTNA2 đang là lựa chọn số 1 của chúng tôi hiện nay. Về năng suất, VTNA2 thì không phải bàn cãi. TGST ngắn, phù hợp trên các chân đất và vùng khí hậu. Bên cạnh đó, chất lượng gạo khá nên được nông dân rất ưa chuộng.
Chúng tôi mong sao giống lúa này được ngành chức năng quan tâm, nhanh chóng đưa vào cơ cấu giống chủ lực của tỉnh để có cơ hội thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu SX. Chất lượng gạo của giống này rất khá, có thể SX hàng hóa. Đây cũng là điều kiện tốt để các địa phương xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong thời gian tới”.
VŨ ĐÌNH THUNG
nguồn:nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã