Học tập đạo đức HCM

Chia sẻ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Thứ tư - 25/10/2017 10:48
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu hướng tới của thành phố Hà Nội trong phát triển nông nghiệp, và đây cũng là hướng phát triển được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là ổn định, đóng góp phần cao và bền vững vào chỉ số tăng trưởng GDP.

 

Giới thiệu sản phẩm rau sạch tại cuộc tọa đàm.

Các doanh nghiệp, đơn vị xúc tiến cũng như đơn vị nghiên cứu… đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này trong buổi tọa đàm “Xúc tiến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội” sáng 25-10.

Thực trạng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội chưa nhiều, thậm chí khá nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, mức độ ứng dụng không đồng đều... Tính đến nay, Hà Nội vẫn chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, và mới chỉ có hai dự án được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư triển khai thực hiện, năm cơ sở nuôi lợn giống ông bà, ba cơ sở sản xuất giống cây trồng, 160 trang trại lợn, 254 trang trại gà, bảy cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản ứng dụng công nghệ cao.

Về trồng trọt, có 119 ha nhà lưới, 15 ha ứng dụng công nghệ lưới tiết kiệm, năm nhà sơ chế rau với diện tích 458m2. Có 110 ha ứng dụng công nghệ cao trong canh tác hoa, trong đó chủ yếu là hoa lilly, lan, đồng tiền và một số ít lan hồ điệp. Có hơn 924 ha sản xuất cây ăn quả, hơn 309 ha sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao…

Báo cáo cho biết, giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố hiện nay đạt 25% (lúa, ngô, cây ăn quả, rau, hoa, chè đạt 17,9%; chăn nuôi 33,5%; thủy sản 13%). Con số này thể hiện nỗ lực rất lớn của thành phố, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cho người dân. Mục tiêu của thành phố là đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020.

Các loại hình công nghệ cao được ứng dụng trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội gồm ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ nông nghiệp, lưới tự động, thủy canh, các loại giống mới năng suất cao nhập khẩu từ nước ngoài, công nghệ sinh học, công nghệ nhân giống in vitro tạo ra các loại giống sạch bệnh có tính đồng nhất và ổn định về năng suất, chất lượng, công nghệ cảm biến tự động, công nghệ nano trong bảo quản và kéo dài khả năng sử dụng của sản phẩm, công nghệ viễn thám quản lý an toàn nông sản, công nghệ vật liệu mới (nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế, ứng dụng trong mọi thời tiết), năng lượng tái tạo để tạo ra năng lượng ổn định và bền vững cho các trang trại…

Viện nghiên cứu rau quả giới thiệu giống lan hồ điệp do Viện tự sản xuất.

Theo ông Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã đem lại nhiều tiến bộ và hiệu quả trong sản xuất.

Tuy nhiên, thực tế ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cũng không hề suôn sẻ, dễ dàng khi gặp phải rất nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách. Ông Nguyễn Anh Phong cho biết, đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ thuế được ban hành, nhưng doanh nghiệp lại rất khó tiếp cận các chính sách này. Chi phí cho đất đai còn cao, bảo hộ quyền sở hữu còn lỏng lẻo khiến nhiều doanh nghiệp luôn đứng trước nguy cơ bị làm giả, làm nhái sản phẩm, doanh nghiệp cũng không dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và gặp khó khăn trong việc thế chấp tài sản vay vốn…

Chia sẻ kinh nghiệm

Có nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đến chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp tại buổi tọa đàm.

Đại diện HTX Nông nghiệp xã Thanh Văn, Hà Nội là một trong những nơi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa từ rất sớm, từ năm 2010. Cho đến nay, HTX đã thu hút được khoảng 400 thành viên, sản xuất gạo bắc thơm với năng suất rất cao, và tỷ lệ gạo đạt từ 70-90%. Đặc điểm của giống gạo này là chỉ phù hợp với chất đất của cánh đồng Bồ Nâu (xã Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội). Tham gia HTX, nông dân được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng lúa đạt năng suất cao, hỗ trợ phân bón (bằng tiền) và tìm được đầu ra ổn định, cung không đủ cầu, hiện tại mới chỉ cung cấp cho trong huyện.

Cũng là gạo, Bảo Minh lại chia sẻ một cách làm khác như tập trung khoảng 40 giống lúa truyền thông của Việt Nam, khôi phục và khắc phục nhược điểm, hỗ trợ nông dân từ khâu giống, kỹ thuật, cho đến đầu ra. Nông dân chỉ điều chỉnh phân bón, nước, giảm được rất nhiều công sức mà lại đem về thu nhập cao hơn kiểu canh tác cũ. Hiện tại, Bảo Minh đã hợp tác được với nhiều vùng lúa đặc sản ở Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Ninh Bình…

Tại cuộc tọa đàm, HTX nấm Sáng Thiện cũng giới thiệu các sản phẩm nấm sạch của mình. Hiện tại có sáu hộ tham gia HTX, được tập huấn kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm làm ra được bao tiêu, có thị trường, đầu ra ổn định. Kết quả này giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất.

Một số đơn vị khác như Viện nghiên cứu giống rau hoa quả, các đơn vị kết nối tiêu thụ sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ số, hỗ trợ mua từ người trồng giao tận tay người mua, xây dựng kênh bán hàng trực tiếp… cũng giới thiệu các loại hình công nghệ cao mà đơn vị mình ứng dụng.

Nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là một trong những mục tiêu hướng tới của nền kinh tế trong giai đoạn tới. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng xác định rằng, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch là hai lĩnh vực có khả năng đóng góp mức tăng trưởng cao cho GDP. Chính vì thế, những cuộc tọa đàm, tiếp xúc như thế này là vô cùng hữu ích cho cả nông dân, doanh nghiệp sản xuất, nhà khoa học và nhà xây dựng chính sách.

Tác giả bài viết: TUYẾT LOAN

Nguồn tin: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập911
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,815
  • Tổng lượt truy cập93,131,479
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây