Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa đồng bộ thâm canh lúa.

Thứ ba - 21/04/2015 23:25
Vụ xuân 2015, Trung tâm KN-KN tỉnh Bắc Ninh tiếp tục triển khai mô hình trình diễn mạ khay - cấy máy tại huyện Tiên Du với diện tích 3 ha.
Chương trình nằm trong đề tài khoa học “Nhân rộng xây dựng mô hình tổ dịch vụ cơ giới hoá đồng bộ trong SXNN ở xã điểm nông thôn mới”. Mô hình được hỗ trợ rất lớn theo chương trình của đề tài bao gồm: Máy làm đất, khay gieo mạ, máy gieo hạt, máy cấy, máy phun thuốc BVTV, máy gặt. Đề tài đồng bộ cơ giới hóa bắt đầu thực hiện từ năm 2012 - 2016. 1 ha lúa cần 280 khay nhựa có kích thước 60 x 30 cm. Quá trình chuẩn bị gieo và gieo mạ được tiến hành như sau: + Chuẩn bị: - Ruộng, vườn bằng phẳng, diện tích 100 m2 . - Ruộng gần nguồn nước, chủ động tưới tiêu. - Đất bột sàng 1 m3 trộn với 10 kg trấu hoai mục và 25 kg phân hữu cơ Sông Gianh (P2O5 > 3%; hàm lượng hữu cơ > 13,5%; axít Humic & Fulvic > 5,6%). - Đường ray chạy máy: Làm bằng gỗ, kích thước ngang x cao x dài = 0,04 x 0,05 x 2 m. - Rổ sàng đất: Để sàng phủ đất sau gieo. - Ô doa để tưới nước sau gieo. + Tiến hành gieo. - Bước 1: Rải khay theo hàng và đặt đường ray hai bên khay. - Rải lớp đất mỏng 2 cm lên khay. - Bước 2: Gieo bằng máy gieo Kubota - Việt Nam. - Bước 3: Sàng rải 1 lớp đất mỏng 1 cm phủ kín mặt khay. - Dùng ô doa tưới nước đủ ẩm. - Bước 4: Xếp các khay đã được gieo thành các chồng xếp sít nhau tại ruộng. - Đậy rơm, rạ, lá chuối lên các chồng khay (tránh mưa nắng trực tiếp vào khay). - Hai ngày sau, rải các khay ra ruộng theo 2 hàng/1 lối để tiện chăm sóc. - Chăm sóc mạ giống như mạ sân. Máy cấy lúa Kobuta được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, với công suất 4,3 mã lực, động cơ xăng và có rất nhiều ưu điểm vượt trội như sau: - Lượng thóc giống tốn ít, từ 1,2 - 1,5 kg mống mạ/10 khay thì đủ cấy cho 1 sào Bắc bộ (360 m2). - Nhanh, tiết kiệm thời gian và công cấy (1 lái và 1 người hỗ trợ có thể cấy được 1 ha/ngày trong khi cấy thủ công cần 22 người cấy cho 1 ha với công cấy từ 200.000 - 250.000 đ/người), giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu vào. - Thời gian mạ ngắn, 15 - 20 ngày (ở vụ xuân) và 10 - 12 ngày (ở vụ mùa) là cấy được. - Ít bị ảnh hưởng của nắng to đến sinh trưởng của lúa sau cấy, nếu gặp mưa lớn thì không bị trôi mạ. - Khi cấy mạ không bị tổn thương do nhổ, đập, cấy nông tay nên cây bén rễ hồi xanh nhanh và đẻ nhánh khỏe. - Gieo trên nhiều địa hình khác nhau, gieo trên ruộng, sân, vườn… không mất nhiều công làm đất chuẩn bị ruông như gieo mạ dược. - Khi cấy đảm bảo được hàng và khoảng cách hàng cũng như độ thông thoáng, cây hấp thu được nhiều ánh sáng mặt trời, sâu bệnh sau này sẽ giảm. - Kiểm soát được lượng mạ, cấy mạ non (chiều cao cây mạ khoảng 10 - 15 cm). - Ruộng lúa cấy mạ khay bằng máy chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh như lúa cấy bằng tay thủ công. Bên cạnh những ưu điểm trên thì sử dụng máu cấy Kubota cũng còn một số tồn tại nhở như sau: - Chỉ cấy được ở chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, ruộng phải làm phẳng, kỹ (vì ruộng vàn, trũng vụ mùa hay có mưa lớn, bị ngập úng). - Thóc giống phải được xử lý và ngâm ủ đúng kỹ thuật, mầm mạ phải đều, mật độ gieo phải đảm bảo và đều. - Sau cấy cần tỉa dặm hàng ria bờ (vì máy không cấy được sát bờ). - Chỉ áp dụng được ở những ô thửa lớn và phải có ruộng vườn để khay mạ. Ngoài diện tích nằm trong đề tài thì người dân cũng sử dụng phương pháp gieo mạ khay và cấy bằng máy cho những diện tích khác của gia đình nhà mình và nông dân trong địa phương. Từ thực tế cho thấy sử dụng mạ khay - cấy máy, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, lúa đẻ nhánh sớm hơn 5 - 7 ngày so với cấy tay, tỷ lệ bông hữu hiệu tăng từ 40 - 50%, sâu bệnh giảm 70 - 80%; đặc biệt là bệnh khô vằn, đạo ôn, bạc lá… năng suất trung bình cao hơn 5 - 10% so với cấy tay. Việc đưa cơ giới hoá vào SX lúa, đặc biệt là máy cấy lúa sẽ góp phần tiết kiệm được giống, giải quyết được sự thiếu hụt lao động trong nông nghiệp nhất là lao động thời vụ, chủ động về thời vụ, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho SX hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân. Để có sự đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của mô hình thêm một lần nữa, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh, Trạm Khuyến nông huyện Tiên Du cần cử cán bộ theo dõi mô hình, thường xuyên cùng nông dân ra đồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời từ nay đến cuối vụ.
 
 NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,881
  • Tổng lượt truy cập92,581,545
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây