Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thứ ba - 21/05/2013 03:04
Hiện nay, cả nước có gần 500 nghìn máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp, với tổng công suất trên 9 triệu mã lực (CV), tăng 4 lần so với năm 2001; 580.000 máy tuốt đập lúa; khoảng 19.221 máy gặt lúa các loại (máy gặt đập liên hợp tăng 19 lần so với năm 2007; máy gặt xếp dãy tăng 1,2 lần), riêng vùng ĐBSCL có 12.455 chiếc máy gặt các loại, trong đó: 8.919 máy GĐLH và 3.536 chiếc máy gặt rải hàng...

I. THỰC TRẠNG

1. Cơ giới hóa nông nghiệp:

Hiện nay, cả nước có gần 500 nghìn máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp, với tổng công suất trên 9 triệu mã lực (CV), tăng 4 lần so với năm 2001; 580.000 máy tuốt đập lúa; khoảng 19.221 máy gặt lúa các loại (máy gặt đập liên hợp tăng 19 lần so với năm 2007; máy gặt xếp dãy tăng 1,2 lần), riêng vùng ĐBSCL có 12.455 chiếc máy gặt các loại, trong đó: 8.919 máy GĐLH và 3.536 chiếc máy gặt rải hàng.

Hiện nay, trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt 1,4 HP/ha gieo trồng, đối với đất lúa đạt 2,2 HP/ha.

Về cơ giới hoá sản xuất lúa, năm 2012 đạt: Mức độ cơ giới hoá bình quân các khâu: làm đất trồng lúa đạt 80 %; thu hoạch đạt 30% (vùng ĐBSCL đạt 58%); sấy lúa chủ động ĐBSCL 42%; tuốt lúa 95%; xay xát lúa, gạo 95%.

Về cơ giới hóa sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tổng hợp báo cáo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa năm 2012, như sau:

TT

Tỉnh

Tỷ lệ gặt bằng máy (%)

1

An Giang

50

2

Kiên Giang

60

3

Đồng Tháp

61

4

Long An

95

5

Cần Thơ

64

6

Tiền Giang

45

7

Bạc Liêu

20

8

Sóc Trăng

75

9

Vĩnh Long

76

10

Trà Vinh

30

11

Hậu Giang

43

12

Bến Tre

10

13

Cà Mau

35

 

Trung bình

58

Qua số liệu tính toán, hiện nay cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa cao nhất tỉnh Long An đạt 95%; thấp nhất là Bến Tre đạt 10%.

Tổng hợp báo cáo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, số lượng máy sấy và tỷ lệ lúa được sấy năm 2012, như sau:

TT

Tỉnh

Máy sấy (chiếc)

Tỷ lệ được sấy

(%)

Ghi chú

1

An Giang

2.617

80

BQ 12 tấn/mẻ*

2

Kiên Giang

2.293

HT 50*

BQ 8 tấn/mẻ

3

Đồng Tháp

759

35

 

4

Long An

1.356

HT 65, ĐX 50*

 

5

Cần Thơ

926

HT 52; TĐ 89

 

6

Tiền Giang

396

45

BQ 15 tấn/mẻ

7

Bạc Liêu

200

5

 

8

Sóc Trăng

602

40

 

9

Vĩnh Long

497

20

 

10

Trà Vinh

230

20

4-8 tấn/mẻ

11

Hậu Giang

416

30-40

 

12

Bến Tre

10

 

 

13

Cà Mau

50

10

 

 

TỔNG

10.166

42

Qui 6 tấn/mẻ

HT: Hè thu; ĐX: Đông xuân; TĐ: Thu đông; BQ: Bình quân

2. Về thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

2.1. Kết quả thực hiện

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố cho 79 tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Các loại máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, gồm: Máy sấy nông sản; máy tách hạt bắp; máy gặt lúa rải hàng; máy gặt đập liên hợp; máy và thiết bị sấy cà phê; xát cà phê khô; chế biến ướt cà phê; máy móc, thiết bị nâng cao phẩm cấp cà phê; máy xay xát lúa gạo; máy kéo 2 bánh; máy kéo 4 bánh; xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ có tải trọng dưới 500 kg; máy cày; bơm nước; thiết bị nuôi trồng hải sản; Thiết bị làm lạnh, cấp đông (IQF), tái đông (RF); máy đá vảy; kho lạnh bảo quản thủy sản, nông sản...

Kết quả cho vay và hỗ trợ lãi suất vay: Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến 31/01/2013 đã cho vay 6.933 hộ gia đình, cá nhân ; 03 hợp tác xã và 32 doanh nghiệp, dư nợ cho vay là 1.230,2 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ vay lãi suất 622,4 tỷ đồng; tín dụng đầu tư phát triển 607,8 tỷ đồng.

Qua hơn 02 năm thực hiện, chủ trương của Chính phủ đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của nông dân cả nước, nhất là vùng sản xuất lúa hàng hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích thiết thực, thay thế lao động thủ công ngày một khan hiếm và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trước đây.

Thu hoạch bằng máy bình quân 2.100.000 – 2.500.000 đồng/ha, giảm từ 500.000 - 900.000 đồng so với cắt bằng tay; giảm tổn thất ở khâu này từ 5 – 6% xuống còn 2%;

Hiệu suất sử dụng máy cao. Tùy loại máy, năng suất thu hoạch đạt từ 200 – 300 ha/năm và người đầu tư chỉ trong vòng 2 – 3 năm là trả hết nợ và gần như không có tình trạng nợ xấu, mức độ rủi ro thấp khi cho vay vốn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp;

Chính sách hỗ trợ cũng tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở cơ khí chế tạo máy trong nước đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, như các cơ sở chế tạo máy GĐLH Phan Tấn (Đồng Tháp); Tư Sang 2 (Tiền Giang); Hoàng Thắng (Cần Thơ).

2. 2. Những hạn chế, khó khăn

- Tiếp cận vốn vay của khách hàng còn hạn chế, mặc dù khách hàng có nhu cầu vay lớn (hồ sơ, tài sản thế chấp...).

- Những hộ nông dân có nhu cầu vốn đầu tư lớn để làm dịch vụ (như sấy lúa với công suất lớn, mua nhiều máy để làm dịch vụ thu hoạch…) rất khó được ngân hàng cho vay vì quy định không được sử dụng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để thế chấp. Tình trạng này không chỉ riêng ở ĐBSCL mà còn ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực được hưởng chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch phản ảnh (như đối với ngành cà phê ở Đắc Lắc).

- Việc triển khai các chính sách hỗ trợ mới tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương khác còn rất hạn chế.

3. Đề xuất tháo gỡ trong thời gian tới

- Để tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành hướng dẫn, tạo điều kiện để nông dân, tổ hợp tác, HTX, các cơ sở dịch vụ và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tiếp cận với chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản của Chính phủ.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011của Thủ tướng Chính phủ theo văn bản số 4909/VPCP-KTN ngày 03/7/2012 của Văn phòng Chính phủ về tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Tiếp tục bổ sung sửa đổi quyết định 63 theo hướng bổ sung một số máy có nhu cầu cao nhưng cơ khí trong nước chưa đáp ứng được (như máy gặt đập liên hợp lúa, máy cấy, thiết bị san phẳng đồng ruộng bằng laser, máy kéo công suất lớn, xi lô bảo quản lúa, gạo...) mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượngđược hưởng chính sách hỗ trợ. Hiện nay, Bộ đang tổ chức xin ý kiến các Bộ, ngành về dự thảo quyết định mới thay thế Quyết định số 63&65 của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP

1. Một số yêu cầu để cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát huy hiệu quả:

- Cơ sở hạ tầng đồng ruộng phải đáp ứng yêu cầu cho máy hoạt động như: độ bằng phẳng của đồng ruộng, kích thước lô thửa phải đủ lớn vì vậy, cần phải có sự liên kết giữa các hộ nông dân có ruộng liền kề để phá bỏ bờ vùng bờ thửa, tạo thuận lợi đưa máy móc vào đồng ruộng. Có đường giao thông nội đồng để vận chuyển, hệ thống tưới, tiêu chủ động phục vụ cho gieo cấy và thu hoạch.

- Thực hiện các qui trình kỹ thuật canh tác khoa học, như: sử dụng cùng một loại giống, thời điểm gieo trồng, thời điểm gặt...

- Thực hiện cơ giới hóa từng khâu tiến tới thực hiện cơ giới hóa đồng bộ các khâu từ: Làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch.

- Có khả năng đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất.

2. Một số giải pháp phát triển cơ giới hóa nông nghiệp:

a) Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, sản xuất hàng hóa lớn, hình thành các loại hình dịch vụ hiệu quả ở nông thôn.

Kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tích tụ tập trung, cải tạo và chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn.

Khuyến khích, tạo cơ chế hỗ trợ hình thành các tổ chức dịch vụ (bao gồm tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông thôn) theo hướng chuyên môn hoá, như dịch vụ làm đất, thu hoạch, sấy, bảo quản nông sản hàng hoá, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư…Các tổ chức dịch vụ được ưu tiên chỉ định mua sắm máy móc với các chính sách ưu đãi về tín dụng; hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý.

Các doanh nghiệp thực hiện việc hỗ trợ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để người dân tham gia vào thị trường, xóa bớt đầu mối trung gian, liên kết chặt chẽ các chuỗi giá trị trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người làm dịch vụ và chế biến.

b) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp, kết hợp nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.

Các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế tạo máy nông nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức chế tạo hoặc lắp ráp các loại máy nông nghiệp có tính chuyên dụng cao (như: máy thu hoạch lúa, mía..., máy cấy, máy kéo, động cơ diezen công suất lớn).

Đối với những máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước chưa chế tạo được, hoặc nghiên cứu còn dở dang, nhà nước khuyến khích nhập khẩu để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất.

c) Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp đặt hàng, hợp tác nghiên cứu, để ứng dụng vào sản xuất.

d) Về đào tạo nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thông qua chương trình đào tạo nghề thuộc chương trình nông thôn mới và các hoạt động khuyến nông./.

Cổng thông tin Bộ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập944
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,839
  • Tổng lượt truy cập93,142,503
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây