Sử dụng chế phẩm sinh học là một trong các biện pháp sinh học có hiệu quả trong quản lý tổng hợp (IPM) đối với rầy nâu hại lúa. Chế phẩm sinh học Ometar đã được ứng dụng để trừ rầy nâu hại lúa và đạt kết quả cao. Để tạo điều kiện cho nông dân chủ động trong việc quản rầy nâu kịp thời, hạn chế dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Viện lúa ĐBSCL đã triển khai đề tài “Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng Ometar trong phòng trừ rầy nâu hại lúa tại tỉnh Đồng Tháp”.
Qua 2 năm triển khai (2011 – 2013) tại 5 huyện: Thanh Bình, Tân Hồng, Tháp Mười, lấp Vò và Châu Thành. Kết quả đã xây dựng được 100,4 mô hình thực nghiệm “Ứng dụng nấm xanh Ometar trong phòng trừ rầy nâu hại lúa” và nhân rộng lên gần 595 ha tại 10 xã của 5 huyện nói trên. Kết quả mô hình mở rộng cho thấy chế phẩm nấm xanh Ometa nông dân tự sản xuất đã quản lý rầy nâu một cách hiệu quả, an toàn và bền vững, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và tăng lợi nhuận từ 1 – 2,5 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, sau khi kết thúcđề tài, Viện lúa ĐBSCL cần tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật cũng như nguồn nấm và trang thiết bị để nông dân có thể tiếp tục thực hiện quy trình nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp một cách bền vững hơn.
Nguồn:bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã