Học tập đạo đức HCM

Công nghệ sinh học tạo sức bật cho nông nghiệp và bảo vệ môi trường

Thứ hai - 11/05/2015 21:43
Những năm qua, Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào đời sống, sản xuất, đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều dự án có tính ứng dụng cao, giúp người nông dân có thể chủ động ứng dụng, từ đó tác động tích cực đến các lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, y tế, môi trường...

Hiện đại hóa nông nghiệp

Với mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp sạch, hiện đại, việc ứng dụng CNSH đã tuyển chọn được nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có ưu thế về năng suất, chất lượng, chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian gần đây, ngành khoa học tỉnh nhà đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào, vi ghép và mô - hom để sản xuất số lượng lớn, nhanh, sạch bệnh, bảo đảm chất lượng tốt các loại giống cây ăn quả, hoa và cây cảnh, cây lâm nghiệp… Bảo tồn và lưu giữ được các nguồn gen sinh học quý của địa phương (các loại dược liệu quý như mộc hoa trắng, ích đồng nam, sâm đại hành, bồ công anh…), đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công nghệ nhân giống thông thường.

Các nghiên cứu CNSH đã giúp làm chủ công nghệ từ phân lập giống gốc đến giống cấp 2, cấp 3 đối với nhiều loại nấm. Đến nay, Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh đủ khả năng sản xuất, cung ứng nấm giống phục vụ nhu cầu trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Đồng thời, tuyển chọn được hàng chục loại giống cây trồng đưa vào cơ cấu sản xuất của tỉnh như lúa, lạc, tập đoàn giống ngô nếp, ngô lai, khoai lang, khoai sọ, sắn, các loại rau - củ - quả…

Công nghệ sinh học tạo sức bật cho nông nghiệp và bảo vệ môi trường

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ sinh học, sản xuất số lượng lớn giống cây trồng đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, CNSH còn ghi nhận thành công trong việc tạo giống cá rô phi đơn tính, hàng năm cung cấp cho các hộ nuôi trong và ngoài tỉnh; đưa các giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị vào nuôi trồng như tôm thẻ chân trắng, cá chẽm, hồng mỹ, diêu hồng... Sử dụng CNSH phân tử (phương pháp xét nghiệm bằng PCR) để phát hiện vi-rút đốm trắng trên tôm.

Nhiều chế phẩm sinh học đã được sản xuất, ứng dụng rộng rãi, trong đó có chế phẩm Hatimic. Quá trình triển khai cho thấy, việc sử dụng chế phẩm Hatimic giảm thời gian ủ phân, hạn chế mùi hôi thối, tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm khoảng 20% chi phí mua phân hóa học. Bón phân hữu cơ vi sinh cũng làm đất tơi xốp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Cải thiện môi trường

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và đột phá như hiện nay, việc ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc xử lý rác thải, chất thải của các ngành sản xuất. Nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu, sản xuất, trong đó, chế phẩm sinh học HT - Bio, Neo - Polymic, Neo - Polyut xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản là những sản phẩm khá tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài yếu tố giống, đây là thành tựu quan trọng giúp Hà Tĩnh đầu tư nuôi tôm thâm canh và đạt kết quả tốt. Năm 2014, toàn tỉnh có 2.064 ha sử dụng chế phẩm Neo - Polymic, Neo - Polyut xử lý ao nuôi, đưa năng suất bình quân đạt 5-8 tấn/ha/vụ (nuôi thâm canh năng suất 13 tấn/ha/vụ), sản lượng đạt 3.100 tấn.

Công nghệ sinh học tạo sức bật cho nông nghiệp và bảo vệ môi trường

Các giống hoa được sản suất theo công nghệ sinh học chống chịu tốt với môi trường khắc nghiệt và sâu bệnh, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân

Tại các nhà máy sản xuất có phát sinh lượng nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn đều được sử dụng bùn hoạt - biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu hiệu, góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, đồng thời, tiết kiệm kinh phí xử lý nước thải.

Cùng với đó, ứng dụng thành công công nghệ biogas (yếm khí vi sinh vật) xử lý chất thải trong ngành chăn nuôi làm chất đốt rẻ tiền, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, toàn tỉnh có 121 cơ sở quy mô 300-6.000 con, hàng nghìn HTX và hộ dân nuôi vệ tinh từ 20-80 con, trong đó, đã có 3.000 bể biogas; có 9% hộ chăn nuôi nông hộ sử dụng bể biogas. CNSH cũng đã góp phần xử lý các chất thải, hạn chế mùi hôi thối và khí độc, giảm thiểu ô nhiễm, tạo môi trường sống an toàn và chất lượng trong chăn nuôi nhờ áp dụng rộng rãi chế phẩm đệm lót sinh học.

Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng đã ứng dụng rộng rãi chế phẩm EM, công nghệ yếm khí để xử lý chất thải sinh hoạt, đặc biệt là chất thải rắn. Hiện nay, tổng lượng rác thải thu gom trên toàn tỉnh là 500 tấn/ngày, trong đó có 50% thường xuyên sử dụng chế phẩm EM để khử côn trùng, ruồi muỗi và thúc đẩy tốc độ phân hủy rác. Hiện tại, các nhà khoa học đang triển khai thử nghiệm ứng dụng chế phẩm sinh học Percol xử lý các kho thuốc trừ sâu.

Ông Phan Trọng Bình - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh cho biết, phát triển CNSH là một đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh. CNSH hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, CNSH chỉ thực sự phát huy hiệu quả với các vùng sản xuất lớn, trong khi sản xuất nông nghiệp trong tỉnh vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, đòi hỏi Hà Tĩnh phải tạo được các vùng sản xuất tập trung, có lượng hàng hóa quy mô lớn. Cùng với việc Sở KH&CN triển khai xây dựng dự án “Nâng cao năng lực Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh”, thời gian tới, CNSH tỉnh nhà sẽ có bước phát triển đột phá và mang lại hiệu quả cao hơn trong đời sống, sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Dương Chiến
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: ứng dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay30,513
  • Tháng hiện tại122,784
  • Tổng lượt truy cập90,186,177
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây