Học tập đạo đức HCM

Đệm lót sinh học: Hướng đi bền vững của ngành Chăn nuôi

Thứ bảy - 05/07/2014 23:40
Gần 9 triệu hộ gia đình đang chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như chưa có xử lý an toàn về chất thải là một trong những vấn nạn của ngành Chăn nuôi.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT nhận định: “Ở Việt Nam, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, dẫn tới việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương do còn thiếu quy hoạch chăn nuôi đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, sản xuất những chế phẩm sinh học phù hợp với thị trường Việt Nam và ứng dụng rộng rãi tại các hộ chăn nuôi được coi là một phần quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển bền vững”.

Đau đầu xử lý chất thải chăn nuôi

Cũng theo ông Hoàng Thanh Vân,  những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý chủ yếu thông qua các biện pháp như: Ủ làm phân chuồng theo phương pháp truyền thống; xứ lý bằng công nghệ khí sinh học Biogas, các chế phẩm sinh học, ao sinh học…

Tuy nhiên, các phương pháp này chưa thể giải quyết được vấn đề về môi trường, bởi theo tính toán của các chuyên gia, hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam thải vào môi trường khoảng 80-85 triệu tấn chất thải rắn. Đây là một trong những nguồn chất thải lớn có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường vùng nông thôn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.

Trong khi đó, chăn nuôi trang trại dù phần nào đã tiếp cận được với các tiến bộ kỹ thuật mới và có nhiều thay đổi đáng kể về giống, thức ăn, công nghệ chăn nuôi và công tác quản lý, nhưng do phân bố không đồng đều và chưa có sự thống nhất về quy hoạch tổng thể; thêm vào đó, kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải và công nghệ xử lý còn thiếu sự đầu tư nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn.

Đơn cử như toàn tỉnh Cà Mau chỉ có khoảng 22 trang trại chăn nuôi, còn gần như trên 200.000 con heo và 1,4 triệu con gia cầm là chăn nuôi nhỏ lẻ, không có biện pháp xử lý nguồn phân, nước độc hại mà đưa trực tiếp ra đồng ruộng, sông ngòi tới 868 tấn chất thải mỗi năm.

Thực tế này không chỉ khiến làng quê ô nhiễm, mà nhiều năm Cà Mau bị tái phát dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, trên thực tế, nếu ở một xã, số hộ chăn nuôi lợn chỉ chiếm 20-30% tổng số hộ thì hầm biogas là giải pháp hiệu quả cho việc xử lý chất thải chăn nuôi, nhưng nếu số hộ chăn nuôi lợn chiếm tới 50-60% thì hầm biogas có những hạn chế. Lượng nước thải từ hầm biogas của từng hộ dồn chung vào nguồn nước thải của xã, nguồn nước thải này thường không được xử lý, vẫn nhiễm khuẩn và lại là nguồn gây bệnh cho gia súc, gia cầm trong toàn xã và các vùng xung quanh.

Giải pháp từ đệm lót sinh học

Vừa qua, Bộ NNPTNT đã công nhận tiến bộ kỹ thuật cho chế phẩm sinh học BALASA N01 và Quy trình ứng dụng chế phẩm này làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gà.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ứng dụng và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng và chuyển giao cho hộ nuôi và các địa phương có nhu cầu.

Bên cạnh đó, Bộ cũng giao cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu để tạo ra tập đoàn vi sinh vật hữu ích mới, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu chuyên sâu tạo ra nhiều chủng loại men vi sinh và quy trình công nghệ mới phù hợp làm đệm lót sinh học chăn nuôi trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã được các nước có nền công nghệ vi sinh hiện đại áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, công nghệ này mới bước đầu được áp dụng tại Việt Nam. Việc ứng dụng hệ vi sinh vật được chọn tạo hoặc sản phẩm tách chiết từ chúng vào chăn nuôi cũng như xử lý chất thải sẽ mở ra tiềm năng lớn cho chăn nuôi hữu cơ và thị trường cho sản phẩm chăn nuôi cũng đang ngày càng được quan tâm, mở rộng.

Trong các công nghệ áp dụng cho chăn nuôi lợn ở Việt Nam thì công nghệ vi sinh là lĩnh vực được phát triển nhanh và có tính ứng dụng cao. Trên cơ sở chế phẩm EM (vi sinh vật hữu hiệu) của Nhật Bản, Tiến sỹ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ Việt-Nhật, đã trực tiếp chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam.

 Đệm lót sinh học là một lớp đệm dày 60cm bao gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ… được trộn với chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn bệnh và ký sinh trùng, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi. Để nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, mỗi lợn thịt cần 1,5m2 và một lợn nái cần 9m2 chuồng.

Chăn nuôi lợn, trâu bò hay gia cầm trên nền đệm lót sinh học đều rất hiệu quả. Đối với chăn nuôi lợn, lượng nước có thể tiết kiệm tới 80%, chi phí lao động cũng giảm 60% do không phải tắm cho lợn và rửa chuồng. Lợn ít bệnh, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm chi phí thuốc thú y; lợn không bị stress do sống chật chội, không được ủi bới; lợn mau lớn, giảm chi phí thức ăn, chất lượng thịt ngon…

Dựa trên nghiên cứu gốc, các nghiên cứu mới bổ sung sau này được thương mại hóa thành các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật được chọn tạo đã có mặt trên thị trường. Các chế phẩm trên có hiệu quả khác nhau nhưng đều có một hoặc nhiều tác động lên chăn nuôi lợn như giảm thiểu mùi hôi từ chất thải và hô hấp từ lợn; tăng cường phân hủy chất thải thành vi sinh hữu cơ, góp phần tăng cường sức đề kháng cho lợn, đồng thời giảm được chi phí trong chăn nuôi.

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình, tổng diện tích đệm lót sinh học và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng quy trình chăn nuôi trên đệm lót sinh học. Từ năm 2010 đến tháng 4/2013, Hà Nam đã xây dựng được 1.120 mô hình với tổng diện tích đệm lót sinh học là 17.750 m2 cho chăn nuôi lợn. Hiện tỉnh đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót cho các hộ chăn nuôi áp dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học với mức 165.000 đồng/m2  đối với các hộ làm từ 10m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con trên một lứa. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ cho công tác đào tạo, tập huấn về quy trình, kỹ thuật đối với các hộ nuôi.



Đỗ Hương

                                                                                            Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập736
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,186
  • Tổng lượt truy cập93,139,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây