Học tập đạo đức HCM

Ðề tài khoa học cần sát thực tế cuộc sống vùng Tây Nguyên

Thứ bảy - 08/09/2012 22:44
Trải một mầu xanh trên nền đất đỏ ba-dan là bạt ngàn cao-su, cà-phê, chè, hồ tiêu. Tuy vậy trong các cánh rừng ở Ðác Lắc, Ðác Nông, Gia Lai... nguy cơ thiếu nước, đất bị thoái hóa và môi trường suy thoái ảnh hưởng đến canh tác bền vững đang hiện hữu. Một tiếng nói chung của các địa phương nơi đây là cần có tác động của khoa học và công nghệ với những đề tài, dự án đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của đồng bào các dân tộc.
 

 
Trao đổi kinh nghiệm trồng cà-phê ghép ở buôn Tơng Jú, TP Buôn Ma Thuột (Ðác Lắc). Ảnh: KIM OANH  
 
Ðác Nông là tỉnh mới được thành lập cách đây tám năm, gồm tám huyện, thị xã, với dân số hơn 51 vạn người và có hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Tây Nguyên nói chung, trong đó có Ðác Nông, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Ðội ngũ làm khoa học vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cho nên năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012, Ðác Nông chỉ triển khai thực hiện gần 40 đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH và CN) các cấp. Ðáng chú ý trong đó là một số dự án cấp bộ thuộc chương trình nông thôn miền núi được ủy quyền cho địa phương quản lý như: "xây dựng mô hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Ðác Nông", "ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, chế biến cà-phê theo hướng chất lượng cao trên địa bàn huyện Ðác Min", "xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo hướng chất lượng cao tại tỉnh Ðác Nông". Ngoài ra, còn có một số đề tài, dự án cấp tỉnh tập trung vào việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như "Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững tại ba xã Quảng Tâm, Ðắc Búc So, Ðắc R’tih, huyện Tuy Ðức", "Ðánh giá thực trạng phát triển cây xoài và xây dựng mô hình canh tác xoài theo hướng Việt GAP ở một số xã thuộc huyện Ðác Min", "Sưu tầm các cây thuốc quý tại tỉnh Ðác Nông"...

Trong buổi làm việc với Bộ KH và CN, Viện KH và CN Việt Nam mới đây GS, TS Châu Văn Minh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Chủ tịch Viện KH và CN Việt Nam cho rằng, sau hơn 20 năm thực hiện các chương trình Tây Nguyên 1 và Tây Nguyên 2, địa bàn Tây Nguyên nói chung, trong đó có Ðác Nông đang đứng trước các thách thức phải đối mặt. Ðó là kinh tế có bước phát triển đáng kể, song chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và thiếu bền vững (tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 38%, riêng Ðác Nông xã diện nghèo chiếm 43%-45%). Tình trạng khai thác sử dụng đất phát triển cây công nghiệp (cà-phê, sắn, hồ tiêu) thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều diện tích rừng bị tàn phá, đất thoái hóa. Suy thoái môi trường, nhất là suy thoái tài nguyên đất, nước, rừng và suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra một cách nhanh chóng. Tình trạng di dân tự do, khiến mức tăng dân số khó kiểm soát trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây đã và đang làm ảnh hưởng tới các vấn đề an sinh xã hội mà chính quyền địa phương các tỉnh trong khu vực đang tìm cách tháo gỡ...

Từ Ðác Lắc sang Ðác Nông, qua các buổi làm việc, một điểm chung là hai tỉnh đều phấn khởi đón nhận những nội dung chính trong chương trình nghiên cứu Tây Nguyên 3, và các nhóm đề tài cần tập trung từ nay đến năm 2015. TS Nguyễn Ðình Kỳ, Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3 cho biết, dự kiến có chín nhóm nhiệm vụ, với gần 60 đề tài, dự án nghiên cứu, trong đó 40 đề tài, dự án (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn) đã được Bộ KH và CN phê duyệt trong hai năm 2011 - 2012. Ðồng chí Trần Quốc Huy, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Ðác Nông đánh giá: Tây Nguyên nói chung, trong đó có Ðác Nông là tỉnh phần lớn sống dựa vào nông - lâm nghiệp, nhưng qua mấy chục năm khai thác, nay đã xuất hiện nhiều bất cập về giống cây trồng vật nuôi, hiện tượng xói mòn đất, môi trường bị xâm hại, nước cho sản xuất và sinh hoạt đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa rất khó khăn... Ðiều đó đòi hỏi các nhà quản lý cũng như cán bộ khoa học trên địa bàn tìm hiểu, nắm bắt người dân đang cần gì trong sản xuất và đời sống. Triển khai chương trình Tây Nguyên 3, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nhà khoa học thuộc các viện quốc gia và địa phương. Nhằm trao đổi, hỗ trợ nhau trong việc xác định các đề tài, dự án có giá trị thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống. Chẳng hạn khi khu khai thác bô-xít và sản xuất a-lu-min tại xã Nhân Cơ đi vào hoạt động thì vai trò của khoa học và công nghệ phải làm những gì để vừa giải quyết vấn đề môi trường do bùn đỏ, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân trong vùng...


NGUYỄN KHÔI
Nguồn:nhandan.com.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Hôm nay14,165
  • Tháng hiện tại423,657
  • Tổng lượt truy cập90,487,050
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây