Học tập đạo đức HCM

Nuôi kết hợp, giảm thiểu rủi ro cho nuôi tôm

Thứ bảy - 08/09/2012 12:41
Tại hội thảo kỹ thuật về nuôi tôm được tổ chức tại Sóc Trăng vừa qua, GS Kevin Michael Fitzsimmon, Giám đốc cơ quan hợp tác nông nghiệp quốc tế, ĐH Arizona (Mỹ) cho biết, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia nuôi tôm thâm canh cao trên thế giới như Nam Mỹ và châu Á đều bị dịch bệnh hoành hành và gây ra thiệt hại nặng nề. Đối với Việt Nam, không nên đi theo hướng giải quyết từng vấn đề, từng loại bệnh cụ thể mà cần có giải pháp tổng thể hơn để giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Cụ thể, để khôi phục những vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, mô hình nuôi ghép, nuôi kết hợp là giải pháp kỹ thuật được khuyến cáo áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Hiệu quả của giải pháp này đã được chứng minh ở các vùng nuôi tôm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Đông Nam Á, các nước như Indonesia đã áp dụng mô hình tôm - cá rô phi, Thái Lan đã áp dụng mô hình tôm - cá măng và cua lột, Philippine đã áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi giúp giảm thiểu mầm bệnh và nhờ đó mà khôi phục lại nghề nuôi tôm.

Mô hình nuôi kết hợp là giải pháp cho người nuôi tôm hiện nay

Tuy nhiên, một số cán bộ địa phương còn lo ngại về hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp vì cho rằng năng suất nuôi không cao và chi phí đầu tư thức ăn sẽ tăng, từ đó dẫn đến kém hiệu quả nuôi. Tuy nhiên, GS Kevin Michael Fitzsimmon cho biết, mô hình này không chỉ giúp giảm mầm bệnh trong môi trường ao nuôi mà năng suất các sản phẩm tạo ra từ mô hình rất ấn tượng. Cụ thể, mô hình thử nghiệm (trong điều kiện hoàn hảo) nuôi TTCT từ nguồn nước ao nuôi cá rô phi tại Thái Lan cho năng suất tôm nuôi lên đến 20 tấn/ha và cá rô phi đến 60 tấn/ha.

Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng nhiều cách nuôi ghép, nuôi kết hợp như nuôi cá trong ao lắng, nuôi cá trong lồng trong ao tôm, nuôi cá thả chung với tôm trong ao, hoặc mô hình kết hợp dùng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm, rồi lấy nước nuôi tôm để trồng rong biển. Tại Việt Nam, một số người nuôi cũng đã dùng cá rô phi để xử lý nước trong ao lắng cung cấp nước cho ao tôm mang lại hiệu quả cao, thiết thực bởi, cá rô phi có tập đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn. Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ trong ao, từ đó giúp giảm lượng chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sự phát triển các loại tảo có lợi. Ngoài ra, cá rô phi còn có tác dụng tiêu diệt một số vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ăn cả xác tôm chết, từ đó giúp hạn chế sự lây lan mầm bệnh trong ao nuôi.

 Tags: nuôi tôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,186
  • Tổng lượt truy cập92,042,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây