Học tập đạo đức HCM

Lợi ích lớn từ lò sấy lúa

Thứ năm - 06/09/2012 03:47
Việc đẩy mạnh đầu tư lò sấy lúa theo công nghệ hiện đại là rất cần thiết, nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp lâu dài và bền vững.

 

Thời điểm này, nông dân xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên, An Giang) đã thu hoạch dứt điểm 613ha lúa hè thu với năng suất bình quân 5,6 tấn/ha. Lúa vừa rời khỏi đồng, họ đưa ngay vào lò sấy chứ không lo mưa bão như nông dân nhiều vùng khác.

Anh Trần Phước Sanh chuẩn bị cho mẻ sấy mới.

Thu hoạch lúa thời công nghiệp

Theo anh Võ Văn Đây - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Khánh, nếu như năm 2003, toàn xã chỉ mới xây dựng được 2 lò sấy thì đến năm 2009 đã tăng lên 12 lò.

“Nhờ được chúng tôi hướng dẫn làm thủ tục vay vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, nông dân Mỹ Khánh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm lò sấy, nâng tổng số lò hoạt động trong vụ hè thu năm nay lên 18 cái với công suất từ 10 – 12 tấn lúa/mẻ, thời gian sấy khô mỗi mẻ lúa khoảng 10 – 17 giờ). Số lò này chẳng những thừa sức đáp ứng nhu cầu trong xã mà còn có thể sấy lúa dịch vụ cho những nơi khác” - anh Đây nói.

Chúng tôi đến tham quan lò sấy lúa khá hiện đại của anh Trần Phước Sanh, nông dân ấp Bình Hòa 2 (xã Mỹ Khánh). Anh Sanh giới thiệu: “Được Hội Nông dân xã hướng dẫn vay 100 triệu đồng và tạo điều kiện đi tham quan mô hình lò sấy ở Cần Thơ, tôi quyết định làm lò sấy đốt trấu với công suất 10 tấn/mẻ, sẵn dịp xây luôn kho chứa lúa với tổng vốn hơn 110 triệu đồng”.

Tuy mới đưa vào hoạt động trong vụ hè thu năm nay, nhưng lò sấy của anh Sanh đã sấy thuê được hơn 20 mẻ lúa. Cứ mỗi giờ sấy, anh tính phí 100.000 đồng, còn tiền thuê vận chuyển, bốc vác, xúc lúa vô bao… do chủ lúa chịu. Chỉ sau một mùa sấy, anh đã thu lại được vốn gần 20 triệu đồng.Hiệu quả lâu dài

Giống như nhiều nơi khác, 2 chiếc lò sấy với công suất 7 tấn và 9 tấn/ngày của ông Mai Tấn Phước ở khóm Thới An A (phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên), cũng rất đông khách khi vào chính vụ thu hoạch lúa hè thu.

Ông Phước tính toán: “Tôi canh tác hơn 30 công đất ở phường Mỹ Phước và gần 50 công ở xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) nên việc phơi lúa rất bất tiện. Dù ít người đến sấy lúa tôi cũng không lo vì chỉ riêng sấy lúa nhà cũng có lợi rồi”.

Thực tế, những người muốn sấy lúa ở lò của ông Phước đều phải đăng ký trước vài ngày để xếp lịch. Với mỗi tấn lúa sấy khô, ông thu phí từ 150.000 – 160.000 đồng, trừ chi phí vẫn còn lời gần một nửa.

Việc đưa các hệ thống sấy lúa công nghiệp vào hoạt động chẳng những giúp nông dân đỡ vất vả phơi lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi mà còn giúp tiêu thụ bớt lượng trấu thừa làm nhiên liệu, hạn chế tình trạng trấu bị tuồn xuống sông gây ô nhiễm môi trường.

Những cơn mưa liên tục rơi vào chính vụ thu hoạch lúa hè thu đã làm nhiều nông dân ở huyện vùng núi Tri Tôn (An Giang), vốn có thói quen phơi lúa trên bờ kênh, cũng phải đưa vào lò sấy. Do số lượng lò sấy ít mà nhu cầu quá lớn đã đẩy chi phí sấy lúa tăng cao.

Ông Trần Văn Minh, nông dân ấp An Thạnh (xã Lê Trì, Tri Tôn), vừa thu hoạch xong 40 công lúa là đưa ngay vào lò sấy dù phải chịu mức phí 200.000 đồng/tấn lúa.

“Chi phí thuê phơi khô 1 bao lúa tốn 3.000 đồng, còn mướn ngày thì hết 100.000 đồng/người/ngày. Trời thì cứ mưa hoài, biết phơi đến bao giờ cho khô, ban đêm còn phải ra bờ kênh ngủ giữ lúa. Đó là chưa kể lúa phơi không đạt chất lượng, bị thương lái ép giá. Phải chi có thêm nhiều lò sấy để giảm chi phí thì đỡ biết mấy” - ông Minh bày tỏ.

Dù có được sân phơi nhưng ông Ngô Văn Kiệt ở ấp Sơn Hiệp (xã An Bình, Thoại Sơn) chỉ thuê người phơi khoảng 4 tấn lúa, còn lại 12 tấn ông đưa vào lò sấy. Ông so sánh: “Với 12 tấn lúa phải thuê 3 người phơi, nếu trời nắng thì khoảng 3 ngày mới khô, chi phí hết 900.000 đồng. Nếu gặp mưa thì chi phí đội lên, chưa kể tiền mua lưới cước, cao su… Tôi thuê sấy tuy tốn hơn 1,9 triệu đồng nhưng tiết kiệm được thời gian và lúa cũng đỡ hư hỏng. Với những gia đình có đông người thì họ xuất công ra phơi lúa để giảm chi phí chứ nhà ít người phơi lúa vất vả lắm”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập638
  • Hôm nay84,374
  • Tháng hiện tại820,484
  • Tổng lượt truy cập93,198,148
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây