Học tập đạo đức HCM

Đi đầu cơ giới hóa sản xuất lúa

Thứ hai - 08/09/2014 21:55
Ngoài việc SX lúa giống, anh Hiệp còn làm dịch vụ cơ giới cho nông dân tại địa phương và các tỉnh lân cận, mỗi năm thu trên 300 triệu đồng.

Dáng vẻ thư sinh, không ai nghĩ rằng anh Nguyễn Hòa Hiệp ở ấp 9, xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long lại gắn bó với nghề nông, ấy vậy mà người đàn ông này đã có thâm niên đáng kể với nghề trồng lúa và hơn thế nữa lại nổi tiếng khắp vùng là người tiên phong đưa hàng loạt máy nông nghiệp “khủng” vào đồng ruộng.

Đi lên từ cây lúa

Anh Hiệp tâm sự, cũng như bao gia đình khác ở ĐBSCL, kinh tế khó khăn ở một gia đình đông tới 14 người con, mẹ lại mất sớm nên dù là con út anh cũng đành gác lại giấc mộng theo đuổi việc học hành để về phụ giúp gia đình làm ruộng.

Sau khi lập gia đình, anh được cha giao cho hơn 1 ha ruộng để làm. “Được cho ruộng thì ham lắm nhưng không biết phải canh tác ra sao, sử dụng những loại thuốc nào và thiếu kỹ thuật phun xịt nên ruộng đầy cỏ, trong khi đó nhìn quanh thấy người ta làm lúa trúng mà ham”, Hiệp nói.

Mặc dù kỹ thuật sạ hàng đã được phổ biến đến nhiều bà con nông dân nhưng mãi đến năm 2009, lần đầu tiên anh mới được hướng dẫn về cách sạ lúa theo hàng trong một khóa tập huấn kỹ thuật canh tác lúa do Cty Syngenta phối hợp với Cty CP BVTV An Giang tổ chức.

Với kỹ thuật mới này, anh Hiệp cho biết: “Trước đây năng suất lúa chỉ khoảng 400 kg/công nhưng nay đã tăng gấp đôi mà chi phí cho mua lúa giống thì giảm hơn phân nửa”.

Bước đột phá phải kể đến năm 2010 khi anh được ông Phạm Văn Long ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long - một nhà nông tiêu biểu trong chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Cty Syngenta giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật SX lúa giống.

Anh cho biết, SX lúa giống đem lại lợi nhuận cao gấp 3 lần so với lúa thường, vậy nên: “Tôi đã mạnh dạn chuyển sang SX lúa giống. Phương pháp sạ hàng giúp trúng mùa lại thu được lúa đẹp, bông dài, hạt chắc, nhẹ công chăm sóc và giảm chi phí đầu tư”.

Kết hợp với những hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp tại địa phương về “1 phải, 5 giảm”, anh đã dần dần khắc phục những lỗ hổng trong kiến thức và cứ như vậy mùa lại nối tiếp nhau trúng mùa.

Đầu tư cơ giới

Diện tích 1,8 ha chuyên lúa giống chất lượng cao của gia đình anh Hiệp không vụ nào đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân địa phương mà như lời vợ anh: “Mỗi buổi sáng vào vụ bán giống, người mua đậu xe khắp sân, bận đến nỗi cả hai vợ chồng không ăn sáng được”.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, anh Hiệp quyết định dùng số tiền bao năm tích góp được xây dựng chiếc lò sấy 20 tấn/mẻ nhằm bảo quản lúa sau thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt giống.

Ngay sau đó, nhận thấy sự cần thiết của việc cơ giới hóa trong SX lúa cũng như nhu cầu rất lớn tại địa phương, anh đã đi đến một quyết định táo bạo khác là mua máy sàng làm sạch lúa CL2 với số vốn khoảng 700 triệu đồng, cùng với đó là 2 chiếc máy gặt đập liên hợp Kubota.

Tiếp đà thành công, lợi nhuận sau mỗi vụ SX cộng với tiền vay ngân hàng anh đều đầu tư vào máy móc. Đến nay, trong tay anh đã có 1 lò sấy 20 tấn, 1 máy sàng lọc lúa, 3 máy gặt đập liên hợp, cùng với máy cấy, sạ hàng, máy phun phân, phun thuốc, máy đánh đường nước, máy bơm nước, máy hút bùn, ghe, chẹc… tổng số tiền đầu tư trên 3 tỷ đồng.

Anh nói vui: “Nếu ai có bán máy bay chuyên bón phân và phun thuốc tôi sẵn sàng bỏ tiền ra “tậu” một chiếc về phục vụ ruộng nhà và sau đó làm dịch vụ cho bà con”.

Từ hơn 1 ha ruộng ban đầu, diện tích canh tác lúa giống của gia đình anh Hiệp nay đã tăng lên 6 ha với 3 ha đất nhà và 3 ha đi thuê. Mỗi năm SX 3 vụ lúa, sản lượng thu hoạch đạt 8 tấn giống/ha, giá bán 10.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, số lãi thu được là trên 300 triệu đồng/năm.

bi-so-22-hinh-2-v-6-h-lu-giong-deu-duoc-p-dung-co-gioi-ho-114283586

6 ha lúa giống của anh đều được áp dụng cơ giới hóa

Ngoài việc SX lúa giống, anh Hiệp còn làm dịch vụ cơ giới cho nông dân tại địa phương và các tỉnh lân cận, mỗi năm thu trên 300 triệu đồng nữa.

Anh Hiệp quan niệm: “Là nông dân con nhà nòi nên tôi luôn tâm niệm làm sao để phát huy thế mạnh của nghề truyền thống nhằm đem lại nguồn lợi nhuận cho gia đình và bà con địa phương. Để làm được điều đó phải trải qua quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những công ty uy tín và chất lượng, điển hình như Syngenta”.

Anh cho biết: "Việc đưa cơ giới hóa vào SX lúa giúp gia tăng năng suất, giảm chi phí nhân công, bởi nông dân làm thủ công với diện tích lớn sẽ không đảm bảo được năng suất nhưng với việc sử dụng cơ giới hóa năng suất luôn giữ ổn định ở mức cao".

Được biết, lúa giống từ ruộng nhà anh có tỷ lệ nảy mầm khá cao, chất lượng luôn đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Viện lúa.

Từ kinh nghiệm của mình, anh cho hay: “Điều đặc biệt trong khâu SX lúa giống là cần tuân thủ chặt chẽ quy trình chăm sóc nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hạt lúa. Phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa cần dùng Filia hoặc Amistar Top, đối với sâu cuốn lá chỉ cần một lần phun Virtako 40WG ngay khi bướm ra rộ là có thể yên tâm cả vụ.

Đặc biệt là nếu SX lúa làm giống thì khi lúa đỏ đuôi tôi phun thêm 1 lần Tilt Super để diệt nấm trên vỏ trấu nhằm giúp hạt lúa có thể bảo quản được trong thời gian dài và đạt tỷ lệ nảy mầm cao.

Những loại thuốc này của Cty Syngenta có hiệu lực kéo dài, giúp bệnh ít tái phát, năng suất được bảo vệ tốt hơn. Nhờ đó mà lúa của cơ sở tôi có hạt to đẹp, màu sáng, được những tổ giống khác ưa chuộng và luôn được đánh giá cao ở địa phương”.

Ước vọng không ngừng

Dàn máy kể trên cùng khối lượng dịch vụ mà anh Hiệp đang cung cấp cho bà con vùng lân cận đã giúp giải quyết việc làm cho 40 lao động tại địa phương. Sắp tới, anh dự định mua 1 chiếc máy cuốn rơm để phục vụ cho việc trồng nấm.

Anh bộc bạch: “Vì gia đình đã có máy cày nên chỉ cần đầu tư thêm chiếc đuôi máy cuốn rơm nữa là có thể thực hiện công việc thu gom rơm trên đồng ruộng dễ dàng, vừa tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, lại giảm nhiễm độc hữu cơ trên đồng và giảm ô nhiễm môi trường”.

Không dừng lại ở đó, anh còn dự định thành lập công ty chuyên bán lúa giống để có thể cung cấp những loại giống chất lượng cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Hôm nay71,443
  • Tháng hiện tại807,553
  • Tổng lượt truy cập93,185,217
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây