Học tập đạo đức HCM

Cây trồng biến đổi gene - Cơ hội vượt lên thách thức!

Thứ năm - 04/09/2014 20:55
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, cây trồng biến đổi gene (BĐG) cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Bất chấp điều đó, ngày càng nhiều nước chấp nhận cây trồng BĐG vì những lợi ích cụ thể mà nó mang lại.

Cây trồng BĐG  là loại cây trồng được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gene hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gene chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn. BĐG đã xuất hiện cách đây gần hai thập kỷ. 

Diện tích cây trồng BĐG vẫn tăng,  dù nhiều tranh cãi

Cây trồng BĐG được trồng lần đầu tiên vào năm 1996 với tổng diện tích trên toàn cầu là 1,7 triệu ha. Đến hết năm 2013 diện tích canh tác cây trồng BĐG trên toàn cầu đã tăng lên hơn 175,2 triệu ha, tăng hơn 100 lần so với năm 1996. Đến nay đã có trên 18 triệu nông dân ở 27 nước trồng cây công nghệ sinh học, tăng 5 triệu ha, tương đương 3% diện tích canh tác cây trồng BĐG toàn cầu. 

Báo cáo của Tổ chức quốc tế về Tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (viết tắt theo tiếng Anh là ISAAA) cho biết, diện tích cây trồng BĐG đang tăng nhanh trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, những nước đang phải đối  mặt với nguy cơ cao về an ninh lương thực. Theo số liệu của ISAAA, trong năm 2013, diện tích cây trồng BĐG tại các nước đang phát triển đạt 94,1 triệu ha, chiếm 54% tổng diện tích cây trồng BĐG toàn cầu, tăng 2% so với 2012. 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, BĐG cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy BĐG mang đến nhiều lợi ích - như làm tăng nguồn cung lương thực và giảm chi phí sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho người nghèo, giảm tác hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với môi trường, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Song một bộ phận giới khoa học lo ngại chúng có thể gây nên những nguy cơ mà con người chưa biết - như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể người.

Nguồn biểu đồ: ISAAA

Mỹ, Canada và một số nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng BĐG. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) tỏ ra thận trọng trong việc cấp phép gieo trồng BĐG và trao đổi thực phẩm có nguồn gốc từ BĐG trên thị trường. Đa số nước thành viên trong EU không nhập thực phẩm BĐG từ bên ngoài.

Tại Việt Nam, cây trồng BĐG đã được đầu tư nghiên cứu và khảo nghiệm từ năm 2006 sau khi “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg.

Vào năm 2011, việc đưa ngô BĐG vào sản xuất thương mại tại Việt Nam được dự kiến triển khai vào năm 2012 sau hai đợt khảo nghiệm trên diện rộng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều nhà khoa học trong nước cho rằng, việc triển khai cây trồng BĐG cần phải nghiên cứu kỹ và có những bước đi thận trọng.

Đến 2013, Bộ NNPTNT đã công nhận kết quả khảo nghiệm 5 giống ngô BĐG. Tới đầu năm 2014 Bộ NNPTNT cho phép triển khai mô hình trình diễn trồng ngô BĐG tại một số vùng trồng ngô trọng điểm thuộc các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Tháp, quy mô mỗi mô hình từ 1,5 đến 2ha. 

Việt Nam có thể cho phép trồng cây BĐG vào năm 2015

Về hành lang pháp lý, ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết: “Đến nay Chính phủ, Bộ NNPTNT đã ban hành một số nghị định, thông tư để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học như Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21.6.2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật BĐG, Thông tư 72/2009/TT-BNNPTNT ngày 17.11.2009 ban hành danh mục loại cây trồng BĐG được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường...”. 

Bước tiến mới là vào ngày 11.8.2014, Bộ trưởng Bộ NNPNT đã ký quyết định công nhận 4 giống ngô biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Để ngô BĐG được chính thức trồng tại Việt Nam, cần có thêm giấy xác nhận an toàn đa dạng sinh học từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường. Và "chốt cửa" cuối cùng này đang dần được mở.

Bên cạnh ngày càng nhiều ý kiến cởi mở, ủng hộ hướng nhìn nhận tích cực về vấn đề cây trồng BĐG, vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về việc mức độ ứng dụng cây trồng BĐG tại Việt Nam, có những ý kiến vẫn tỏ ra nghi ngại về ảnh hưởng của cây trồng BĐG với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường, một khi được triển khai đại trà tại Việt Nam từ năm 2015.

Với mong muốn giúp độc giả có cái nhìn khách quan, cởi mở, đa chiều   về vấn đề này, Dân Việt giới thiệu đến độc giả Chuyên đề: “Cây trồng biến đổi gene – Cơ hội vượt lên thách thức”

Bên cạnh các bài viết về tình hình chung trên thế giới và ý kiến của nông dân, chuyên đề này có trích dẫn ý kiến của nhà quản lý (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh); TS Clive Jame – người sáng lập và Chủ tịch danh dự của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA). 


Tham gia ý kiến hoặc trả lời phỏng vấn tại chuyên đề này còn có các nhà khoa học uy tín như GS.TS Trần Hồng Uy - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô, GS.VS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, TS. Phạm Văn Toản  - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, TS Lê Huy Hàm – Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, TS Lê Ngọc Báu - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông  lâm - nghiệp Tây Nguyên; ý kiến một số doanh nhân, nông dân và các chuyên gia khác. 
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập620
  • Hôm nay82,441
  • Tháng hiện tại818,551
  • Tổng lượt truy cập93,196,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây