Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Chương trình Khí sinh học - đồng hành cùng nhà nông xây dựng nông mới

Thứ sáu - 27/01/2012 04:27
Sau 2 năm (2010- 2011) tỉnh Hà Tĩnh tham gia dự án "Chương trình khí sinh học (KSH) cho ngành chăn nuôi Việt Nam" do Bộ NN&PTNT và Tổ chức Hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng trên 1.000 bể biogas. Các hộ tham gia xây dựng bể biogas đã tạo khí đun nấu thắp sáng, giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, giải phóng sức lao động, sử dụng phụ phẩm KSH để tưới bón cho cây trồng, tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, hơn thế nữa Chương trình khí sinh học - đồng hành cùng nhà nông Chương trình MTQG xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh.
Mô hình ứng dụng phụ phẩm biogas bón cho cây lúa tại phường Bắc Hồng - Thị xã Hồng Lĩnh tăng 3,690 triệu đồng/ha.


“Trước đây, cứ 2 tháng, gia đình tôi dùng hết 1 bình gas công nghiệp để nấu nướng, tốn gần 350 ngàn đồng. Từ khi xây dựng bể biogas đã sử dụng khí đun nấu, thắp sáng nên không còn dùng đến gas công nghiệp nữa, sử dụng điện cũng ít hơn. Giờ đây, mỗi tháng tiết kiệm được từ 300 - 350 ngàn đồng mua củi và điện thắp sáng", chị Lê Thị Hạnh, thôn Sơn Hà, xã Đức Giang (Đức Thọ) chia sẻ.

Xây dựng bể biogas - Hiệu quả `5 trong 1`
Một hộ chăn nuôi ở thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn) sử dụng khí biogas để thắp sáng

Gia đình ông Nguyễn Thanh Châu, xóm 3, xã Bùi Xá (Đức Thọ) làm nghề đậu phụ nhằm tăng nguồn thu nhập và tận dụng phụ phẩm đó để chăn nuôi lợn, có thời điểm gia đình ông nuôi trên 20 con lợn, cứ 3 tháng xuất bán gần 2 tấn lợn hơi, đưa lại nguồn thu nhập ổn định gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi toàn bộ phân đều thải cống rãnh công cộng gây ô nhiễm môi trường không chỉ riêng cho gia đình mà còn ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh.

Ông Châu cho biết: “Nhờ được Dự án hỗ trợ 1,2 triệu đồng, hướng dẫn kỹ thuật gia đình tôi đã xây bể biogas với thể tích 8,2 m3, sau 1 tuần nạp phân thải đã có khí để sử dụng đun nấu, thắp sáng, giảm ô nhiễm môi trường. Tôi đã mở rộng mô hình làm đậu phụ để duy trì thường xuyên 30 con lợn thịt và 4 con lợn nái cung cấp giống cho bà con trong xã".

Xây dựng bể biogas - Hiệu quả `5 trong 1`
Trong khi người dân ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) lại dùng để đun nấu
“Nhờ được tuyên truyền nên trong vụ sản xuất Hè thu năm năm 2011 ông Nguyễn Văn Đồng, thôn 9, Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên) sử dụng 200 kg bã thải từ bể biogas bón cho 1 sào lúa sau khi cấy 20 - 30 ngày, kết hợp bón phân NPK Việt Nhật 6 kg. Trong quá trình theo dõi cho thấy, sử dụng các bón này giảm được từ 6-7 kg phân đạm urê tương đương 60-70 ngàn đồng, tăng năng suất lúa từ 7-15% so với cây lúa trên cùng diện tích.
Ông Đồng cho biết: Khi bón 10-20 ngày lúa phát triển nhanh. Tôi rất lo lắng, nhưng 10 ngày sau đó cây lúa trở lại bình thường, lúa trổ đều, hạt chắc nhiều, năng suất cao so với bón phân chuồng truyền thống. Vụ  Đông xuân năm nay, tôi sẽ áp dụng cách bón này và vận động bà con trong xóm áp dụng nhằm giảm chí phí sản xuất.
Theo ông Võ Tá Xà - Giám đốc Trung tâm chuyển giao KHCN Cẩm Xuyên, thời gian đầu, do người dân chưa thấy được lợi ích của việc xây dựng bể biogas nên phần lớn hộ dân còn e dè, chưa tin tưởng vào công nghệ mới này. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trong năm 2011, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương tổ chức trên 20 lớp tập huấn, với hơn 450 lượt người tham gia. Cùng đó là đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền nên người dân đã thấy được hiệu quả xây bể biogas và tham gia dự án ngày càng nhiều.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây được 417 bể biogas. Theo tính toán xây bể biogas, mỗi tháng các hộ tiết kiệm từ 250 - 350 ngàn đồng tiền mua chất đốt, tiền điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, giảm nguy cơ dịch bệnh cho gia súc, giải phóng lao động, sử dụng phụ phẩm từ bể biogas để tưới bón cho cây trồng, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường.
Kỹ thuật viên dự án hướng dẫn người dân Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) vận hành bể biogas
Nhiều nghiên cứu, ứng dụng của Văn phòng Dự án khí sinh học trung ương cho thấy, sản phẩm đầu tiên của khí sinh học là sử dụng khí để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện…; sản phẩm thứ hai là phụ phẩm khí sinh học (nước xả, bã thải) để tưới cho cây trồng như: lúa, rau màu, lạc, cây ăn quả…Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học còn hạn chế nên cần khuyến cáo nhân rộng mô hình ứng dụng phụ phẩm. Thực hiện được những nội dung đó là đã đạt các mục tiêu của án đề ra: “Cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống thông qua khai thác các lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường của công trình KSH quy mô hộ gia đình; góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính; cung cấp phụ phẩm KSH cho trồng trọt và chăn nuôi, tạo sản phẩm sạch".
Từ những lợi ích đó, Ông Nguyễn Trọng Hoà, Giám đốc Văn phòng Dự án khí sinh học Hà Tĩnh cho cho hay: “ Năm 2012 sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia dự án xây dựng bể biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo nguồn năng lượng sạch, tăng quy mô chăn nuôi, sử dụng chất thải làm phân bón cho cây trồng nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, đây vừa là mục tiêu và động lực để giúp người dân từng bước hoàn thành tiêu chí số 10 (thu nhập) và tiêu chí số 17 (môi trường), từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn ở tỉnh ta trong thời gian tới”.

 
Bài, ảnh: Hà Linh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay26,791
  • Tháng hiện tại802,069
  • Tổng lượt truy cập91,975,798
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây