Học tập đạo đức HCM

Hệ thống phân loại và thống kê cá ngừ theo trọng lượng

Thứ sáu - 11/08/2017 22:27
(Thủy sản Việt Nam) - Trên cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh “Thiết kế, chế tạo hệ thống phân loại và thống kê cá ngừ theo trọng lượng cho nhà máy chế biến thủy sản” nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Cơ khí, Trường ĐH Nha Trang do TS Nguyễn Văn Tường làm trưởng nhóm, đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống cân động theo đơn đặt hàng riêng của Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam (thuộc Hải Vương Group).

Nhu cầu thực tiễn

Ở các doanh nghiệp chế biến cá ngừ, trước khi nhập kho, cá được phân loại và thống kê để phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất. Hiện tại, khâu phân loại cá ở các công ty trong nước được công nhân cân thủ công bằng cân bàn điện tử. Quá trình phân loại cá như vậy gây tốn nhiều nhân công, làm tăng chi phí sản xuất; thời gian cá chờ đợi nhập kho lâu, làm giảm chất lượng sản phẩm do bị rã đông.

Để khắc phục các hạn chế này, các công ty chế biến cá ngừ cần trang bị hệ thống phân loại cá ngừ theo trọng lượng. Hiện nay, các hệ thống cân động dùng phân loại sản phẩm theo trọng lượng đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, các hãng chế tạo cân động thường chỉ sản xuất ra các dòng sản phẩm có công dụng rộng để có thể chế tạo hàng loạt. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù về thiết bị, cần phải đặt hàng riêng với chi phí rất cao. Ngoài ra, khi đầu tư thiết bị từ nước ngoài thì việc bảo trì khó khăn do phải chờ đợi chuyên gia từ nước ngoài và phụ tùng thay thế đắt tiền. Để giảm chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp và chủ động trong việc bảo trì, sửa chữa, cần nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống cân phân loại cá ngừ theo điều kiện trong nước.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Hệ thống phân loại và thống kê cá ngừ theo trọng lượng bao gồm 4 băng tải và một bộ điều khiển chung cho toàn hệ thống. Băng tải vào liệu lắp vuông góc với băng tải gia tốc và được thiết kế để cấp từng con cá xếp dọc theo hướng chuyển động của băng tải gia tốc. Băng tải cân được lắp trên cảm biến lực để chuyển từ khối lượng cá đi qua thành tín hiệu điện truyền về bộ điều khiển. Trên băng tải ra liệu có 8 tay gạt để gạt cá vào 8 sọt được bố trí hai bên và đầu cuối băng tải ra liệu. Bộ điều khiển thực hiện điều khiển tốc độ của các băng tải, đọc và lọc nhiễu tín hiệu cân lấy được từ cảm biến lực. Bộ điều khiển thực hiện xử lý thông tin theo các thuật toán định sẵn để điều khiển các cơ cấu chức năng trong toàn hệ thống. Các thông tin điều khiển được hiển thị trên màn hình điều khiển kiểu cảm ứng. Màn hình điều khiển cho phép thiết lập dải khối lượng cho các cỡ cá cần cân, thống kê số lượng cá theo từng đầu ra. Dữ liệu về phân loại và thống kê cá (tổng khối lượng và số lượng con của từng đầu ra) được lưu vào trong bộ điều khiển và có thể chép và ổ đĩa USB. Bộ điều khiển có thể kết nối trực tiếp lên internet để điều khiển giám sát từ xa.

Ở hệ thống phân loại và thống kê này, cá được công nhân đưa từng con lên băng tải vào liệu. Từ băng tải vào liệu, cá được chuyển đến băng tải gia tốc có tốc độ bằng tốc độ của băng tải cân. Từng con cá sẽ đi qua băng tải cân và quá trình cân được diễn ra liên tục và tự động. Cá sau khi được cân sẽ di chuyển đến băng tải phân loại. Tại băng tải phân loại, tùy theo khối lượng của cá mà nó sẽ được gạt vào 1 trong 8 sọt tương ứng.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, năng suất phân loại đạt 10 tấn/giờ khi phân loại cá có khối lượng lên đến 15 kg/con. Đối với các có khối lượng bé, có thể điều chỉnh tốc độ băng tải cân để đạt năng suất phân loại là 1,5 giây/con. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy sai số phân loại khoảng + 0,6%. Hệ thống này sẽ được Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam đưa vào phân loại cá nguyên liệu ở dạng nguyên con. Sau khi phân loại, cá sẽ được đưa đi hấp, phục vụ cho các công đoạn chế biến cá ngừ xuất khẩu.


>> Thiết bị phân loại và thống kê cá ngừ theo trọng lượng khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh.
Nguyễn Văn Tường, Trần Văn Hùng - Trường Đại học Nha Trang
http://thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay35,128
  • Tháng hiện tại681,456
  • Tổng lượt truy cập88,036,526
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây