Học tập đạo đức HCM

Khó trăm bề!

Thứ ba - 07/08/2012 21:40
Đưa công nghệ cao ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là câu chuyện lớn và cũng là xu thế tất yếu. Vấn đề này liên quan sâu xa đến việc nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam nhưng thực tế diễn ra đang trong tình trạng được chăng hay chớ!
 
 
 
Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ
Ảnh: Hoàng Long
 
Có công nghệ, có mô hình thí điểm, nhưng khó hiện thực hóa
Đặc thù lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam là sự trải rộng từ Bắc vào Nam. Và điều này cũng khiến cho nền nông nghiệp Việt Nam mang đậm nét manh mún, nhỏ lẻ.
 
Nông nghiệp công nghệ cao được hiểu đơn giản là áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm công nghiệp hoá nông thôn (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng vật nuôi có năng suất có chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ.
 
Ngày 29-1-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) đến năm 2020. Trong đó, trọng tâm là các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào vùng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau 2 năm quyết định này có hiệu lực và đi vào thực tiễn, mới có vỏn vẹn 3 DN NNUDCNC được công nhận. Số lượng địa phương có sản phẩm NNCNC cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay: như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Phúc. Số mô hình thí điểm thưa thớt, hình như mới chỉ có mô hình sản xuất hoa tươi tại Đà Lạt được tạm coi là sử dụng vận hành tốt quy trình mang tính công nghệ cao…
 
Theo ông Nguyễn Tấn Hinh - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: hỗ trợ về vốn, chính sách thuế khi nhập khẩu máy móc, thuế đất… Song có một nhân tố quyết định đối với sự thành công của nông nghiệp CNC là DN, thì hiện chúng ta vẫn đang thiếu, các chính sách hỗ trợ DN vẫn còn hạn chế.
 
Vì vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại khó nhân rộng trong khi những lợi ích mà CNC mang lại là có thật. Tại sao các địa phương triển khai… lờ vờ.
 
 
Nông nghiệp CNC vẫn đang là sản phẩm của chính sách
chứ chưa được hiện thực hóa
Ảnh: Hoàng Long
 
Doanh nghiệp – trục của vấn đề
 
Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Trung tâm Khoa học nông nghiệp (Bộ NN &PTNN) trao đổi với Đại Đoàn Kết: Việc UDCNC cũng đã manh nha, và đã có sẵn một số "nền tảng”. Do vậy điều cốt yếu là cần tập trung để hoàn thiện, bổ sung nó. "Nông nghiệp CNC vẫn đang là sản phẩm của chính sách chứ chưa được hiện thực hóa. Trong khi đó, nông nghiệp CNC phải là một quy trình tổng thể, hài hòa từ đầu vào đến đầu ra, còn ở ta mới dừng ở lĩnh vực sản xuất giống”. Trục của NNCNC là cần sự vào cuộc của DN. DN có vốn, có thị trường, có tiền để trả lương cho các nhà khoa học. Họ là đầu mối của ứng dụng CNC nhưng Nhà nước lại đang đầu tư lệch pha. Nhà nước muốn kiêm vai trò chỉ đạo và chiếm lĩnh nên khiến cho DN cảm thấy quyền lợi bỏ ra chưa tương xứng. Khiến cho DN chỉ tập trung vào phân đoạn nông nghiệp – những khâu mang lại lợi ích nhiều (chế biến, kinh doanh) chứ chưa triệt để vào hết các khâu.
 
Ông Bộ phân tích thêm, muốn ứng dụng CNC thì phải dồn điền đổi thửa. Đất rộng thì khoa học, máy móc mới vào được dễ dàng. Nhưng hiện nay, tư tưởng của người nông dân "thà để cỏ mọc” chứ không cho ai động vào đất của mình. Do vậy, DN dù có muốn đầu tư vào sản xuất, đưa máy vào sản xuất mà gặp ruộng bé thì cũng chịu. Chính sách của Nhà nước là phải hỗ trợ DN tiến hành dồn ruộng đất. DN đã chịu bỏ vốn, khoa học vào nghề "trông trời trông đất trông mây” thì các địa phương cũng phải có ưu đãi, có hỗ trợ cho DN. Tức là, cho họ hiểu, quyền lợi của DN sẽ được đảm bảo nếu như họ bỏ công, bỏ sức.
 
Ông Bộ nói: muốn có nền NNCNC thì bà con nông dân phải tự nguyện liên kết cùng nhau, đồng lòng trồng cùng một loại cây, bón cùng một loại phân, phòng ngừa chế độ sâu bệnh y như nhau. Do vậy, cần vận động nông dân góp vốn đất vào chuỗi sản xuất ứng dụng CNC. Người nông dân sẽ được hưởng lợi tức nhiều hơn.
 
Tuy nhiên, đứng ở góc nhìn khác, trong bản báo cáo về tình hình triển khai việc thực hiện CNC của một vị phó giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình gửi về cho phóng viên: "Có rất ít các chương trình UDCNN có sự nhập cuộc, liên kết 4 nhà. Vì vậy đứng ở phương diện là người sản xuất, họ thấy bị thiệt cho nên không tham gia cùng DN”.
 
Thúy Hằng
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại392,081
  • Tổng lượt truy cập90,455,474
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây