Học tập đạo đức HCM

Cá rô phi nước lợ - “phép giải” cho bài toán thâm canh

Thứ bảy - 11/08/2012 00:44
Mới đây, các nhà khoa học của Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc đã chọn lọc thành công giống cá rô phi nuôi trong nước lợ. So với cá rô phi nước ngọt nuôi trong nước lợ thì dòng cá mới có nhiều ưu điểm về sức sinh trưởng, sức chống chịu bệnh và chất lượng cá thương phẩm. Việc tạo ra dòng cá này sẽ cung cấp một đối tượng nuôi mới cho khu vực ven biển cũng như nuôi xen canh trong ao đầm nuôi tôm và một số loài thủy sản khác nhằm cải tạo môi trường, hạn chế bệnh dịch tồn lưu.
Tìm thấy dòng cá rô phi thích hợp với nước lợ
Sống trong vùng nước lợ nên khi khi nghe nói đến dòng cá rô phi nước lợ của Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Miền Bắc, ông Nguyễn Văn Tuấn( xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng) đã mạnh dạn đến tận Trung tâm giống để tìm hiểu và mua giống về nuôi thử nghiệm.
Theo ông Tuấn, về mặt hình thức, dòng cá nước lợ cũng không khác gì so với cá rô phi vằn nước ngọt mà ông đã nuôi. Tuy nhiên, sau khi thả một thời gian ông Tuấn thấy cá khỏe mạnh, không bị bệnh như cá nước ngọt.
“Độ mặn ở đây khoảng 15 – 20 phần nghìn. Khi đưa cá nước ngọt ra thì độ mặn sốc, khiến cá mù mắt và chết. Nhưng khi tôi nuôi cá nước lợ của Viện thì thấy là có ưu điểm. Cá không bị sốc,   không bị lồi mắt mà rất thuận lợi là nó không bị chột nữa. Cá của Viện cho vùng này là tối ưu hơn cá nước ngọt.”- Ông Tuấn vui mừng đánh giá về những ưu điểm của cá rô phi nước lợ. 
                                          
                                               Ông Tuấn kiểm tra sàng thức ăn cho cá rô phi nước lợ

Thấy hiệu quả, ông Tuấn đã quyết định sử dụng hơn 1 ha đầm để chuyên canh cá rô phi nước lợ. Sở dĩ ông chọn rô phi vì đây là đối tượng nuôi dễ tính, nguồn thức ăn lại khá đơn giản và dễ kiếm. Khi chọn được cá rô phi nước lợ thích nghi tốt, ông Tuấn hoàn toàn yên tâm về tỷ lệ sống của cá nước lợ khá cao. Nếu chăm sóc tốt tốc độ sinh trưởng gần như gấp đối so với cá rô phi nước ngọt thuần túy nuôi tại vùng nước lợ.
Chỉ một vài tháng sau, giống cá này đã nhanh chóng được truyền tay sang một số đầm nuôi lân cận. Nhiều hộ nuôi cũng thấy cá nước lợ có nhiều ưu điểm và lợi thế, đặc biệt tại các khu vực đầm nước sâu, mực nước thường xuyên biến động đột ngột. 

“Chúng tôi thấy nuôi cá rất thích hợp, ít dịch bệnh hơn hẳn. Trước đây, cá rất hay bị phồng mang rồi vị các loại vi khuẩn ký sinh da làm cho cá chết hoặc chậm lớn lắm. Nhưng khi tôi nuôi cá nước lợ thì thấy là cá sinh trưởng tốt, những bệnh kia là giảm hẳn, chất lượng cá cũng rất tốt.”- Ông Đặng Bá Oanh, phường Tân Thành, quận Dương Kinh nói.
Cá rô phi nước lợ được Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc chọn tạo nhờ ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với chọn giống truyền thống. Dòng cá này có thể thích nghi với độ mặn khá cao nên không mắc các bệnh phổ biến trên cá rô phi nước ngọt nuôi trong nước lợ.
Thạc sỹ Lê Minh Toán, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc cho biết: “Đối với con cá này, so với cá nước ngọt đưa ra thì khả năng chịu độ mặn tốt hơn, không ảnh hưởng khi thay đổi độ mặn tới 20%o. Việc sốc mặn dễ gây ra stress nhưng đối với con cá này thì khả năng chịu stress với độ mặn tốt cho nên nó ít bị bệnh hơn.”
                                          
                                                            Cá rô phi nước lợ 

Đối tượng nuôi ghép hiệu quả ở vùng nước lợ
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Hải Phòng đã sử dụng cá rô phi nước lợ để nuôi ghép với cá vược và một số loài cá khác, điều mà trước đây hầu như không có hiệu quả đối với cá nước ngọt. Ngoài ra, do đây là loài ăn tạp nên có thể giúp cải tạo môi trường nước và là loài nuôi gối vụ có hiệu quả với các đầm tôm nuôi 1 vụ/ năm.
Tân Thành là HTX nuôi tôm lớn nhất quận Dương Kinh. Vụ xuân vừa qua, HTX đã thiệt hại trên 70% về sản lượng tôm do dịch bệnh kéo dài. Do đó, bên cạnh việc cải tạo ao đầm, thì lựa chọn cá rô phi nước lợ nuôi gối vụ để tận dụng khả năng cải tạo nguồn nước ô nhiễm đã và đang được nhiều người dân quan tâm. Đây được xem là đối tượng nuôi ghép an toàn, cho hiệu quả ổn định với những diện tích nuôi tôm và nuôi các loài cá đặc sản nước lợ khác.
Qua một số vụ đánh giá cả ở khu vực thí nghiệm và kết quả nuôi tại ao đầm của nông dân, có thể nhận định dòng cá này có nhiều triển vọng lâu dài, mang lại nguồn thu nhập đáng kể và là cách thức hiệu quả để xử lý môi trường nuôi tôm công nghiệp, tôm quảng canh.
Tuy sức sinh trưởng của cá này có cao hơn nhiều so với cá nước ngọt nuôi nước lợ nhưng vẫn chưa đạt bằng việc nuôi cá rô phi trong nước ngọt. Chính vì vậy bản thân ThS Toán và các đồng nghiệp vẫn kỳ vọng có thể nghiên cứu tiếp để chọn lọc được dòng có tốc độ sinh trưởng cao hơn nữa để tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi cá. 

Mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi, song bước đầu khi nuôi đàn cá này trong điều kiện nước lợ cho thấy cá có khả năng sinh trưởng và thích nghi tôt, đặc biệt là lợi thế và chất lượng cá thương phẩm. Tuy nhiên, để chúng phát huy tối đa tiềm năng kinh tế, các nhà khoa học khuyến cáo người nuôi phải tuân thủ đúng các quy trình nuôi cá, phòng trừ dịch bệnh phát sinh.
                                                                                                 Thực hiện: Nguyễn Tâm
Ảnh: Duy Long
Nguồn:vtc16.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,829
  • Tổng lượt truy cập92,662,493
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây