Học tập đạo đức HCM

Giải pháp phát triển cây trồng biến đổi gen?

Thứ tư - 15/08/2012 21:10
Với tầm quan trọng của cây trồng biến đổi gen, mới đây, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) đã tổ chức thành công Hội thảo: “Những điều cần biết về thực phẩm và nông nghiệp biến đổi gen".


Ruộng ngô biến đổi gen
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gene. Mặc dù cây trồng biến đổi gen đã được trồng thử nghiệm tại một số quốc gia nhưng chúng ta vẫn chưa biết hết được những hạn chế và tác động của nó tới đời sống, kinh tế và sức khỏe con người.
Thế giới hiện có hơn 14 triệu nông dân áp dụng giống cây trồng biến đổi gen, năm 2009 cung cấp 77% sản lượng đậu nành, 49% sản lượng bông vải và 26% sản lượng ngô cho toàn cầu. Ngoài ra, 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận việc nhập khẩu cây trồng chuyển gen để tiêu thụ và sản xuất. Dự kiến đến năm 2015, thế giới sẽ có khoảng 40 nước cho phép trồng cây chuyển gen, diện tích sẽ tăng lên 200 triệu hecta, chủ yếu là ngô, đậu tương, bông vải, thuốc lá, cà tím, cà chua, đu đủ...
PGS.TS. Lê Huy Hàm cho rằng, để sử dụng an toàn các loại cây trồng này, Nhà nước phải có quy chế, người sử dụng phải tuân thủ. Song song với đó, khi đưa vào trồng đại trà, các địa phương phải quy hoạch diện tích trồng phù hợp, khoanh vùng cây bản địa, ngăn không để các loại cây trồng biến đổi gen vào vùng này.
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong phát triển và hiện nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước không ít khó khăn và thách thức như đất đai suy kiệt, giảm đa dạng sinh học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Trước thực trạng này, các nhà hoạch định chính sách và giới khoa học đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hướng tới một nền nông nghiệp có thể đảm bảo an ninh và chủ quyền lương thực mà không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, sức khỏe và cuộc sống của con người. Vậy thực sự cần có thêm các nghiên cứu, hoạt động chia sẻ thông tin và đối thoại nhằm tìm ra được các giải pháp tối ưu nhất hướng tới một nền nông nghiệp bền vững
.
Mai Thanh
Nguồn: dddn.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại773,730
  • Tổng lượt truy cập88,128,800
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây