Học tập đạo đức HCM

Ninh Thuận đưa khoa học - kỹ thuật sản xuất đến vùng sâu

Thứ sáu - 17/08/2012 23:00
Từ năm 2005 đến nay, Ðảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Thuận chú trọng việc đưa khoa học - kỹ thuật sản xuất đến các vùng nông thôn, qua đó đã có nhiều mô hình sản xuất mới đạt hiệu quả cao. Nhờ đó, đời sống của đồng bào Chăm, Raglai ngày càng được cải thiện; diện mạo thôn, xóm ngày càng thêm khởi sắc.
 

 
Cánh đồng lúa năng suất cao ở Ninh Thuận.  
 
Một trong những mô hình góp phần tích cực trong nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận là mô hình "Thâm canh cây lúa nước" do Tỉnh đoàn triển khai vào tháng 10-2008, trên diện tích bảy ha của 18 hộ đồng bào Raglai ở thôn Chà Ðung, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái. Do lần đầu tiếp cận với kỹ thuật canh tác lúa nước, nên hầu hết đồng bào đều bỡ ngỡ. Với phương châm "cầm tay chỉ việc", Tỉnh đoàn đã huy động hàng trăm thanh niên tình nguyện thực hiện "ba cùng" - cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào; đã đắp hơn 2.500 m bờ ruộng, nạo vét 500 m kênh mương; san bằng, cải tạo hàng chục ha mặt đất ruộng. Ðồng thời phối hợp cán bộ khuyến nông cơ sở bám đồng ruộng, hướng dẫn cách đắp bờ, làm đất, ngâm ủ giống; cách gieo sạ... Sau ba tháng sản xuất, đồng bào Raglai rất phấn khởi vì đây là lần đầu thu hoạch lúa đạt năng suất 42 tạ/ha/vụ, tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa phụ thuộc nước trời nhiều năm trước đó. Nhiều hộ không lo thiếu lương thực trong mùa giáp hạt.

Theo đó, từ năm 2009-2011, Tỉnh đoàn nhân rộng mô hình "Thâm canh cây lúa nước" cho 114 hộ ở hai thôn Ma Ty và Ha Lá Hạ, xã Phước Thắng, xã Phước Chính, huyện Bác Ái và xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc trồng thêm 30 ha. Nhờ áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc, cho nên năng suất đạt hơn 50 tạ/ha/vụ, lãi hơn chục triệu đồng/ha. Qua gần bốn năm triển khai thực hiện, mô hình đã giúp 132 hộ tại các xã Phước Thắng, Phước Chính, Bắc Sơn,  thay đổi tập quán canh tác cũ, hăng hái tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới.

Trước đây, đồng bào Chăm ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam áp dụng mô hình "ba giảm, ba tăng" đạt năng suất cao hơn tập quán sản xuất cũ, nhưng thất thoát sau thu hoạch còn lớn. Ðể khắc phục những hạn chế, năm 2011, Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Ninh Thuận thông qua hai dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ "một phải, năm giảm" trong thâm canh lúa tại huyện Ninh Phước" và dự án "Ứng dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp trong thâm canh cây lúa tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam".

Mô hình "một phải, năm giảm" do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng trên diện tích 20 ha tại thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Nhờ áp dụng đúng quy trình "một phải", là sử dụng giống được xác nhận chất lượng cao (giống lúa ML202) đạt tiêu chuẩn về độ thuần, độ sạch, tỷ lệ nảy mầm; "năm giảm", là giảm lượng hạt giống; giảm bón thừa phân đạm; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học; giảm lượng nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch... qua đó tiết kiệm chi phí sản xuất hơn so với mô hình "ba giảm, ba tăng" nhưng vẫn bảo  đảm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2011, những hộ thực hiện mô hình thu nhập hơn 39 triệu đồng/ha (tăng 11 triệu đồng so với cách sản xuất trước đây). Qua đó, trong vụ đông xuân đầu năm 2012, người dân xã Phước Hậu đã nhân rộng thêm 30 ha và đang được tỉnh quan tâm đầu tư thành cánh đồng mẫu của tỉnh trong tương lai.

Năm 2011, được sự tài trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), thông qua Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự án "Ứng dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (RICM) trong thâm canh cây lúa tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam", với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng, cũng đã được đồng bào Chăm, Raglai đưa vào sản xuất. Kết quả bước đầu cho thấy quy trình RICM giúp bà con giảm lượng giống gieo sạ 100 kg/ha so với tập quán sản xuất của nông dân; tiết kiệm được 10% lượng phân đạm; giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật là 3- 4 lần/vụ; năng suất ruộng mô hình cao hơn ruộng sản xuất theo tập quán cũ từ 615 kg đến 990 kg/ha; chênh lệch lãi từ năm đến sáu triệu đồng/ha.

"Mô hình RICM mang lại hiệu quả cao, đồng bào có lãi nhiều cho nên ngày càng chú tâm trồng lúa, tình trạng lên núi đốt rừng làm rẫy, hầm than không còn nữa" - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hà Tà Yên Phai, bộc bạch. Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật tỉnh Phan Quang Thựu, khẳng định: "RICM là phương pháp mang tính hệ thống, gắn kết giữa quản lý dịch hại và quản lý dinh dưỡng thông qua kỹ năng của người sản xuất. Ðây là phương pháp mới và mang lại hiệu quả cao cho đồng bào trồng lúa nước ở Ninh Thuận".

Với những kết quả đạt được tỉnh Ninh Thuận đang nhân rộng nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, cũng như tiếp tục đưa khoa học kỹ thuật chăm sóc nhiều loại cây trồng khác như: mía, mít ruột đỏ... đến các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh để đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao hiệu quả sản xuất mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả.

Bài và ảnh: NGUYỄN TRUNG

 
Nguồn: nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại923,976
  • Tổng lượt truy cập92,097,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây