Học tập đạo đức HCM

Nuôi dông đơn giản, lãi lớn

Thứ hai - 20/08/2012 23:41
Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

 

Anh Ngô Thành Long, ở thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) là người đầu tiên ở Khánh Hòa mạnh dạn đưa một loài vật “lạ hoắc” là con dông vào nuôi thả thử nghiệm với hiệu quả thu được ngoài mong đợi. Anh Long cho biết, hiện anh đang tận dụng 6.000m2 đất trong vườn nhà mình, để thả nuôi trên 10.000 con dông lớn, nhỏ.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi loài vật này, anh Long cho biết: “Chuồng nuôi dông phải được bao bọc bằng tôn ximăng có độ nghiêng khoảng 10 độ để cho dông khi bò lên rơi xuống không ra ngoài được”. Cũng theo anh Long, dông là loài thích hợp nuôi trên đất cát sa mạc hóa (là đất cát tự nhiên), vì thế phía trên, chúng ta có thể trồng các cây xoài có độ che mát cho dông khi gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.

Thời gian thả giống đến khi thu hoạch một lứa dông là 7 tháng; trọng lượng trước khi thả là 50g, sau 7 tháng nuôi có trọng lượng là 150 - 200g. Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bột bắp, cám.

Dông rất thích hợp nuôi ở vùng đất cát của duyên hải miền Trung như Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa. Dông cũng là động vật không uống nước, ít dịch bệnh, dễ nuôi, thích ngủ đông, chỉ ăn trong 7 - 8 tháng trong năm, còn 4 tháng còn lại không ăn.

Mỗi năm sinh sản 2 đến 3 lần, mỗi lần đẻ 7 – 8 trứng, khoảng 30 ngày trứng nở thành con, sinh sản và sinh trưởng rất nhanh. Dông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Với giá bán hiện nay, sau khi trừ chi phí mỗi sào nuôi thả dông, người nông dân có thể thu lãi từ 40 – 50 triệu đồng cho mỗi vụ.

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay23,421
  • Tháng hiện tại405,444
  • Tổng lượt truy cập90,468,837
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây