Học tập đạo đức HCM

Những nông dân thông minh

Thứ năm - 05/07/2018 09:09
Thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân trẻ SX giỏi. Một thế hệ trẻ nhiều khát vọng, có kiến thức, biết kỹ thuật. Nông dân SX thông minh không còn lạ nhưng chưa nhiều, cần được khuyến khích nhiều hơn.

Phần đông nông dân ta vẫn chân lấm tay bùn, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết và phó mặc cho những may rủi của thị trường. Nhìn sang các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, dù điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng nông dân của họ cũng là những doanh nhân sang trọng. Họ làm nông nghiệp thông minh, ứng dụng tốt khoa học, công nghệ và biết làm giàu.  

Từ nông trại ngoài biển, "phẫu thuật chuyển giới" cho tôm ở xứ người

Trong chuyến công tác, khảo sát các mô hình nông nghiệp ở Israel gần đây, tôi tận mắt chứng kiến mô hình “Nông trại ngoài khơi Địa Trung Hải” của nông dân Israel.

08-25-16_mo_hinh_nh_kinh_cu_isrel
Mô hình nhà kính của Israel

Nông trại nuôi cá cách bờ biển khoảng 10 - 15 hải lý, có chất lượng nước tốt, cho sản phẩm sạch. Cá được nuôi trong các lồng sắt di động đặt chìm dưới mặt nước, được thiết kế phù hợp môi trường biển, chịu được tác động dòng chảy của các cơn bão cấp 10, cấp 12.

Người nuôi quản lý bằng hệ thống vi tính ở trung tâm điều khiển, đo độ lớn và thăm khám sức khỏe của cá hàng ngày. Theo Ông Yossi Melchner, Giám đốc Cty Gili Ocean, đơn vị quản lý nông trại này, thì hệ thống công nghệ Subflex do Viện Công nghệ Technion Israel và Cty Gili Ocean nghiên cứu phát triển từ năm 2003.

Không chỉ lập nông trại ngoài biển, những người nông dân Israel từ nhiều năm qua đã áp dụng công nghệ “chuyển giới cho tôm” cho năng suất cao. Giáo sư Amir Sagi thuộc ĐH Ben Gurion (BGU) là người đã phát minh và phát triển công nghệ tiên tiến này. Sử dụng công nghệ sinh học gây lặn gen, làm thay đổi giới tính tôm, tạo ra quần thể tôm toàn đực, tăng trưởng nhanh và trọng lượng đột biến.

08-25-16_ong_yossi_gioi_thieu_ve_nong_tri
Ông Yossi giới thiệu về nông trại

Theo Giáo sư Amir Sagi, họ không sử dụng bất kỳ hóa chất hay hormone (kích thích tố) nào, nên không tạo ra tôm biến đổi gen. Công nghệ “chuyển giới tôm” đã được cấp bằng sáng chế và chuyển giao cho Tập đoàn Tiran, Isarel thông qua Cty Chuyển giao công nghệ BGU Technologies thuộc BGU.

Để phục vụ nước sinh hoạt và làm nông nghiệp, thì chuyện biến nước biển thành nước ngọt là chuyện… thường ở Israel. Chỉ riêng Nhà máy xử lý nước mặn Sorek mỗi ngày cung cấp hơn 600.000m3 nước sinh hoạt, đáp ứng 20% tổng nước sinh hoạt cho cả nước Israel. Quần thể nhà máy chỉ rộng 10ha, nằm ở Sorek, miền Tây Israel, cách Tel Aviv khoảng 15km là khu vực giáp biển Địa Trung Hải. Nhà máy do Tập đoàn IDE Technologies xây dựng với chi phí 400 triệu USD và đi vào vận hành vào năm 2013.

Trong điều kiện nước đắt giá hơn bia mà người nông dân vẫn làm nông nghiệp tốt, sản xuất ra nhiều nông sản có giá trị. Nông dân thông minh luôn gắn bó với các nhà khoa học, các viện, trường đại học và doanh nhân. Việc lọc nước biển thành nước ngọt, thủy canh rau sạch, các mô hình canh tác trong nhà kính thích ứng biến đổi khí hậu hay “chuyển giới cho tôm” đều là chuyện… thường của họ. Nên những mẫu chuyện kể trên không phải chuyện lạ.

08-25-16_nong_dn_isrel_r_nong_tri
Nông dân Israel ra nông trại

Đến chuyện lạ… thường của nông dân xứ ta

Thực tế ở ta cũng đã xuất hiện các mô hình nông dân kinh doanh nông nghiệp tốt. Một thế hệ trẻ nhiều khát vọng, được đào tạo bài bản, biết kỹ thuật, công nghệ, có kiến thức kinh doanh, nhạy bén với thị trường mang dáng dấp những người nông dân thông minh.

Nông dân Cao Phát Triển ở Ô Môn, Cần Thơ sáng chế ra hệ thống tưới nước tự động, điều khiển bằng điện thoại di động. Chỉ cần một cuộc gọi là có thể điều khiển hệ thống hoạt động. Nhiều nông dân khác bắt chước Triển đã lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm giúp giảm lượng nước và công lao động.

Lê Trí Lân, ngụ phường 10, TP Mỹ Tho, Tiền Giang du học Pháp ra trường, ở lại làm việc gần 8 năm với mức lương với mức lương 2.500 Euro/tháng, nhưng đã quyết định về quê… trồng rau thủy canh. Chỉ với khu nhà lưới rộng 1.000m2, mỗi tháng Lân thu nhập khoảng 70 triệu đồng, trong khi khấu hao, chi phí chỉ các thứ chỉ 12 triệu đồng. Anh đang dự định đầu tư các mô hình trồng củ quả sạch, mở cửa hàng tại Mỹ Tho để giới thiệu công nghệ trồng rau trong nhà kính và tìm đối tác để chuyển giao quy trình, tiến tới nhân rộng mô hình.

Không chỉ hiếm hoi một vài người như Cao Phát Triển hay Lê Trí Lân mà đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn những “doanh nhân Hai Lúa” ngồi quán cà phê miệt vườn vẫn có thể theo dõi công nhân làm việc hàng ngày qua màn hình điện thoại di động thông minh. Họ có thể điều khiển hệ thống bơm, thoát nước cho vuông tôm bằng cách kích hoạt phần mềm tự động trên smartphone. Nông dân thông minh không còn là lý thuyết mà đã có nhiều mô hình hay trong thực tiễn.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, phần đông nông dân ta vẫn chân lấm tay bùn, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết và phó mặc cho những may rủi của thị trường. Nên tình trạng nông sản ứ đọng, thu nhập bấp bênh vẫn diễn ra. Trong khi ở Israel, Pháp, Hà Lan, cách làm nông nghiệp như Lê Trí Lân hay nông dân @, doanh nhân nông nghiệp là rất phổ biến. Nông dân của họ biết cách nạp chất xám vào các loại nông sản và nền nông nghiệp của họ luôn đảm bảo “nông sản sạch từ đồng ruộng vào bàn ăn”. Người tiêu dùng không phải ngay ngáy nỗi lo không an toàn vệ sinh thực phẩm như ta. Cũng chính những người nông dân thông minh, không chỉ biết bán nông sản, mà có thể chuyển giao công nghệ sản xuất tốt nhất.

Vì vậy, để chúng ta có được một tầng lớp nông dân thông minh thật sự, rất cần một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh và môi trường nông thôn sáng tạo. Những người nông dân cần có sự dẫn dắt của nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà khoa học và kiến tạo của Nhà nước.

Những kết quả bước đầu của nông nghiệp sáng tạo, nông dân khởi nghiệp đang đòi hỏi nhiều hơn cơ chế, chính sách, thể chế mới và xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ để khuyến khích thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn quá trình doanh nhân hoá nông dân.

Cần nhiều hơn chính sách hỗ trợ nông dân, đưa đào tạo nghề và lao động nông thôn vào thực chất trong quá trình chuyển dịch, chứ lâu nay đào tạo nghề cho lao động nông thôn như thủ tục hành chính, làm không gắn được với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp. Nông dân thông minh, chuyên không lạ, nhưng chưa nhiều.


Tác giả bài viết: TRẦN HỮU HIỆP

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,429
  • Tổng lượt truy cập92,009,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây