Học tập đạo đức HCM

Startup Ấn Độ phát triển dịch vụ trồng rau từ xa

Thứ năm - 22/02/2018 01:59
Khách hàng của Farmizen chọn loại rau muốn trồng, nơi gieo hạt, thời gian tưới nước qua ứng dụng được startup phát triển riêng.

Vào một ngày mùa hè đẹp trời, bộ ba doanh nhân Shameek Chakravarty, Gitanjali Rajamani và Balasubramaniam nhận thấy nhu cầu rau sạch tăng cao tại các khu đô thị đông đúc, tuy nhiên nguồn cung rau đảm bảo chất lượng không đủ đáp ứng.

"Tại sao chúng ta không để khách hàng tự trồng rau qua Internet", Shameek thốt lên khi cả ba đang trò chuyện về cách khắc phục vấn đề. Từ đây, ý tưởng hình thành Farmizen xuất hiện. Economic Times cho biết Farmizen là nền tảng công nghệ kết nối người có nhu cầu rau sạch với đội ngũ nông dân lành nghề.

Farmizen là dịch vụ trồng rau từ xa. Ảnh: Internet.

Farmizen là dịch vụ trồng rau từ xa. Ảnh: Internet.

Khách hàng của Farmizen trồng rau từ xa bằng cách chọn loại rau muốn trồng, nơi gieo hạt, thời gian tưới nước qua ứng dụng được startup phát triển riêng. Bên cạnh đó, startup liên tục cập nhập tình hình tăng trưởng, sâu bệnh của rau qua hình ảnh và video.

Đến mùa thu hoạch, khách hàng có thể tự đến nơi trồng rau tại ngoại ô thành phố hoặc chọn dịch vụ vận chuyển rau củ đến tận nhà. "Ứng dụng tương tự trò chơi nông trại. Điều khác biệt ở chỗ người dùng được hưởng sản phẩm thật", Shameek nói.

Tháng 6/2017, nông trại đầu tiên của startup ra đời và được chia thành 12 khu vườn nhỏ phục vụ khách hàng từ xa. Để sử dụng dịch vụ, người dùng trả khoảng 390 USD mỗi tháng. Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép người dùng tương tác lẫn nhau để trao đổi kinh nghiệm trồng cây và vật phẩm cuối mùa thu hoạch.

Shubhra Nainam - bà mẹ hai con sống tại thành phố Bengaluru, một trong những khách hàng lâu năm của startup cho biết: "Hiện tôi đang trồng 17 loại rau và thu hoạch hai lần mỗi tháng. Farmizen giúp tôi cảm thấy an tâm hơn khi chọn rau cho gia đình. Bên cạnh đó, việc tự trồng rau dù là gián tiếp nhưng giúp chúng tôi nâng cao ý thức không lãng phí thức ăn".

SV Hittalmani - chuyên gia làm vườn cho biết: "Ý tưởng của Farmizen khá mới. Tôi cho rằng tương lai của ý tưởng này sẽ phát triển mạnh bởi startup đang giải quyết khá tốt vấn đề thiếu nguồn cung rau và tạo được sự gắn kết với khách hàng".

Nguồn tin: enternews.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập582
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm579
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại94,281
  • Tổng lượt truy cập88,772,615
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây