Học tập đạo đức HCM

Thực vật cũng biết lắng nghe?

Chủ nhật - 17/06/2012 03:01
Thực vật có thể phản ứng với mùi hóa chất và với ánh sáng, nhưng liệu thực vật có thể “lắng nghe” được nhau không? Theo một nghiên cứu gần đây, các hạt giống ớt có thể cảm nhận được các cây khác, ngay cả khi các cây này được đặt trong hộp kín.

Theo New Scientist, thực vật được cho là “sở hữu” nhiều “giác quan” của con người: chúng có thể cảm nhận được sự thay đổi mức độ ánh sáng, mùi của hóa chất trong không khí và “hương vị” trong đất. Cây cối, thậm chí, có khả năng cảm nhận được những đợt gió mạnh.

 

Các nhà khoa học phát hiện, các hạt giống ớt có thể cảm nhận được các cây khác. Ảnh: WordPress

 

Tuyên bố về việc cây cối biết lắng nghe đã được đề cập tới từ thế kỉ 19. Kể từ đó, một vài nghiên cứu đã cố chứng minh thực vật có phản ứng với âm thanh.

Một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Monica Gagliano tại Đại học Western Australia ở Crawley đã đặt các hạt giống ớt vào chiếc đĩa petri sắp xếp thành một vòng tròn xung quanh những cây thì là.

Những cây thì là giải phóng các hóa chất vào không khí và đất, làm giảm sự tăng trưởng của các cây khác. Trong một số thử nghiệm, cây thì là được đặt trong một hộp kín, ngăn chặn việc giải phóng các hóa chất của nó tác động tới các hạt giống. Các thử nghiệm này đều được diễn ra trong một hộp cách âm để ngăn chặn những tín hiệu từ bên ngoài.

Kết quả cho thấy, các hạt giống ớt tiếp xúc với cây thì là nảy mầm chậm hơn so với những hạt bình thường. Điều ngạc nhiên là, ở trường hợp cây thì là được đặt trong hộp kín thì các hạt giống ớt lại nảy mầm nhanh nhất.

Gagliano lặp lại thí nghiệm này với 2.400 hạt giống trong 15 hộp và thu được cùng một kết quả. Các hạt giống có phản ứng với một tín hiệu mà Gagliano cho rằng giúp các hạt giống ớt dự đoán được sự xuất hiện của các hóa chất làm chậm sự tăng trưởng của chúng. Nhà khoa học này cũng cho biết một trong những điều gây ra tín hiệu này có thể là âm thanh. Cô cũng muốn tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nữa để đi tới kết luận về khả năng “nghe thấy” của thực vật.

Theo Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay36,080
  • Tháng hiện tại214,647
  • Tổng lượt truy cập90,278,040
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây