Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Long: Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng

Thứ tư - 12/08/2015 20:32
Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Xoay xở khi nhãn chổi rồng

Giữa lúc “cơn bão chổi rồng” đang hoành hành khắp các vườn nhãn ở ĐBSCL làm nhiều nhà vườn phải điêu đứng, đốn nhãn… làm củi, thì vườn nhãn của ông Nguyễn Văn Phấn ở ấp Phước Ngươn A (xã Long Phước- Long Hồ) vẫn cho trái rất sai.

Ông Phấn có 4 công nhãn trên 10 năm tuổi. Giữa lúc nhãn khắp nơi nhiễm chổi rồng thì vườn nhãn của ông cũng xuất hiện lác đác, gây thất thu đáng kể. Thời gian này, hễ nghe đâu có cách phòng trị hay những buổi tập huấn về phòng chống chổi rồng là ông tìm đến học hỏi kinh nghiệm để về áp dụng trên vườn nhãn nhà mình.

Tuy nhiên, khi áp dụng phòng trị cũng không mang lại kết quả mong muốn. Tức mình, ông mua phân, thuốc bảo vệ thực vật và làm theo cách riêng của mình.

Sau thu hoạch, ông sử dụng phân bón vào gốc (chủ yếu phân urê) nhằm kích thích nhãn nhú đọt non, sau đó cứ vài ngày phun xịt thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ chồi tránh nhện lông nhung tấn công. Không ngờ, liên tục nhiều vụ qua, trong khi vườn nhãn kề bên quéo đọt xác xơ gây thất thu nặng thì vườn nhãn của ông luôn cho năng suất 4- 5 tấn trái.

Trong khi đó, tại ấp Vàm Lịch (xã Chánh An- Mang Thít), ông Nguyễn Văn Phúc được biết đến là nông dân nhạy bén thị trường, khi năm 1992 sau khi cải tạo vườn tạp ông quyết định trồng nhãn Ido cho trái nghịch vụ, thay vì trồng nhãn da bò theo phong trào thời điểm này.

Để làm nhãn ra trái nghịch vụ, theo ông ban đầu phải chăm sóc cây nhãn phát triển thật tốt, phun 1kg phân Kali (2 đến 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 1 tuần) trên lá và bón thêm KCLO3 dưới gốc nhãn. Chính điều này giúp vườn nhãn ông tươi tốt và không chịu ảnh hưởng chổi rồng.

“Hiện rất mừng là sản phẩm nhãn Ido dần được thị trường ưa chuộng và bán với giá cao từ 27.000- 50.000 đ/kg. Hiện tôi muốn có nhãn bán vào thời gian nào là có nhãn bán thời gian đó, không sợ bị dội hàng, dội chợ nữa”- ông Phúc khoe.

Hiện ông Phúc có trên 1.600 cây nhãn Ido trên tổng diện tích 4ha. Sau thu hoạch nhãn được các thương lái thu mua toàn bộ. Hiện ông tìm mua thêm khoảng 1,5ha, để trồng thêm 600 cây nhãn Ido và làm thủ tục đăng ký thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phong trào đốn nhãn da bò bị bệnh chổi rồng để chuyển sang trồng nhãn Ido, xuồng cơm vàng cũng đang diễn ra khá phổ biến tại “xứ nhãn” cù lao An Bình (Long Hồ). Hiện 2 giống nhãn này được thị trường rất ưa chuộng, giá cả cũng khá cao. Đây được xem là nhân tố mới chuyển đổi giống cây trồng, giảm áp lực cho vườn nhãn da bò đang bị chổi rồng hoành hành.

Tìm nhân tố mới để phòng trị

Tháng 7 vừa qua, TS. Nguyễn Văn Hòa- Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam cùng đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long tìm đến vườn nhãn của ông Tô Văn Bảy ở ấp An Thạnh (xã An Bình- Long Hồ) sau khi có thông tin trong vườn xuất hiện 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh chổi rồng và đang phát triển tốt.

2 cây nhãn này được ông trồng hơn 10 năm nay. Thấy vậy, ông đã chiết nhân trồng được 450 cây trên 15 công vườn nhà và đã cho thu hoạch trái. Ông Bảy cũng báo kết quả này với ngành chức năng và được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam chiết nhánh mang về trồng thử nghiệm.

Qua khảo sát, TS. Nguyễn Văn Hòa cho biết, loại nhãn này có đặc tính giống nhãn da bò thông thường nhưng có khả năng kháng bệnh chổi rồng hoặc có tỷ lệ nhiễm cũng rất thấp. Đây là một loại giống quý, vì vậy viện sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Vĩnh Long tiếp tục nghiên cứu để tiến hành nhân giống, mở rộng diện tích trồng.

Vĩnh Long đã kết thúc phòng trị nhãn chổi rồng giai đoạn 1 nhưng kết quả mang lại không cao. Vì vậy, việc chuyển hướng tham khảo cách làm của nông dân cũng như tìm các giống nhãn “kháng” chổi rồng để có giải pháp chuyển giao cho bà con trồng nhân rộng là điều cần thiết hiện nay.

Mục tiêu chiến dịch phòng trị nhãn chổi rồng năm nay, ngành nông nghiệp xác định tiếp tục tuyên truyền về tình hình dịch hại và các biện pháp phòng trị bệnh chổi rồng có hiệu quả tại các địa phương trồng nhãn tập trung của tỉnh; xây dựng các mô hình trình diễn có hiệu quả về quản lý dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn tại các vùng nhãn trọng điểm của tỉnh.

Tiến tới xây dựng mô hình sản xuất nhãn 10ha chứng nhận VietGAP và xây dựng thương hiệu hàng hóa nhãn tiêu da bò Long Hồ.

Trên cơ sở các mô hình trình diễn, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hoàn chỉnh quy trình phòng chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện của địa phương, từng bước tập huấn chuyển giao nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

Nguồn: báo Vĩnh Long

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,236
  • Tổng lượt truy cập92,578,900
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây