Học tập đạo đức HCM

Xây dựng và bảo trì đường GTNT: Ứng dụng công nghệ “Do-nou

Thứ năm - 30/05/2013 11:25
Trong hai ngày 18 -19/5/2013, tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ GTVT phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện dự án thí điểm ứng dụng công nghệ “Do-nou” của Nhật Bản trong xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT) ở Việt Nam. Dự án đã thực hiện xây dựng thí điểm tại đường nội đồng tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.

 

Gs. Kimura hướng dẫn sử dụng công nghệ Do-nou
Gs. Kimura hướng dẫn sử dụng công nghệ Do-nou
“Do-nou” là gì?

Dự án thí điểm ứng dụng công nghệ “Do-nou” nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của JICA cho các học viên có tiềm năng áp dụng công nghệ của Nhật Bản sau khi tham gia học tập tại Nhật. Dự án là sự hợp tác của chủ nhiệm dự án, Ths -NCS. Nguyễn Thị Loan - Đại học Công nghệ GTVT và GS.Kimura Makoto, Đại học Kyoto, Nhật Bản trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ xây dựng đường của Nhật Bản vào Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có học viên nhận hỗ trợ theo chương trình này. 

“Do-nou” trong tiếng Nhật nghĩa là “bao tải đất”. Công nghệ “Do-nou” gia cường nền đất bằng việc sử dụng bao Polime hoặc Polypropylene (bao tải dứa) có đựng vật liệu thô như đất, cát, đá dăm, phế liệu xây dựng... Việc sử dụng công nghệ này rất phong phú có thể cho cả kết cấu tạm thời hoặc vĩnh cửu. Nếu sử dụng cho kết cấu tạm thời có thể dùng để đắp đê tạm ngăn nước khi mưa lũ và sau khi sử dụng có thể tháo bỏ. Với kết cấu vĩnh cửu bao tải đất có thể kết hợp với vải địa kĩ thuật làm tường chắn đất có cốt, làm móng đường sắt, làm nhà vòm, làm các lớp giảm rung trong kết cấu mặt đường do tải trọng phương tiện giao thông đường thành phố, làm các lớp móng gia cường nền đất yếu cũng như sử dụng làm lớp móng mặt đường. 

Trong lĩnh vực xây dựng và bảo dưỡng đường GTNT, công nghệ “Do nou” đã được sử dụng làm các lớp móng tăng cường cho nền đất trong xây dựng mới cũng như xử lý tại những vị trí sình lầy cục bộ. Công việc này được GS.Kimura triển khai và áp dụng rất thành công tại các nước đang phát triển như Kenya, Philipines, Papua New Guinea, Tanzania, Uganda...

Thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc trường Đại học Kyoto Nhật Bản thì khi sử dụng bao tải đất đúng qui cách để gia cường cho nền móng, khả năng chịu tải của nền tăng lên tới 10% so với kết cấu bê tông và tuổi thọ bao có thể đạt được trên 50 năm. Mặt khác, công nghệ này thi công đơn giản không đòi hỏi các thiết bị thi công hạng nặng, tận dụng được lao động địa phương, tận dụng tối đa vật liệu tại chỗ và không sử dụng các chất phụ gia, do vậy chi phí cho xây dựng theo công nghệ này rất thấp, chỉ bằng 30-50% so với công nghệ xây dựng thông thường và thân thiện môi trường.

Khả năng chịu tải của bao tải đất phụ thuộc rất lớn vào cường độ chịu kéo của bao và vật liệu đưa vào bao (góc nội ma sát của vật liệu). Chính vì vậy, việc lựa chọn loại bao, loại đất và công tác đầm nén sau khi đưa đất vào bao nhằm tăng góc ma sát là rất quan trọng. Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Công nghệ GTVT đã tiến hành thử nghiệm kiểm tra cường độ chịu kéo của bao tải thông qua thí nghiệm kéo với mẫu chế bị hình vuông 20cm x20cm từ bao tải dứa đựng gạo thông thường và thí nghiệm nén xác định sức chịu nén của bao thông qua việc nén đồng thời ba bao đất hữu cơ tại chỗ với kích thước mỗi bao là 30cmx30cmx10cm. Kết quả cho thấy cường độ chịu kéo của bao tải > 6kN/m và sức chịu nén xấp xỉ 11kg/cm2 đảm bảo cho phép sử dụng trong xây dựng đường GTNT theo công nghệ “Do-nou”.
 
Công nghệ “Do-nou” có những ưu điểm sau: 

* Tăng sức chịu tải của nền, khắc phục được những nhược điểm của loại đường không xử lý mặt.

* Tận dụng được vật liệu địa phương, phế thải xây dựng, tăng được sức chịu tải của vật liệu đất (rất có ý nghĩa khi địa phương thiếu vật liệu đắp).
 
* Đơn giản trong thi công, sử dụng được lao động phổ thông, do vậy chủ động được trong việc xây dựng, sửa chữa.

* Có thể tái sử dụng khi cần nâng cấp cải tạo.

*Thân thiện với môi trường.

Tại hội thảo, công nghệ “Do-nou” đã được giới thiệu với nhiều ứng dụng thành công trong công tác bảo trì sửa chữa và xây dựng đường GTNT tại nhiều nước đang phát triển. Với những kết quả phân tích sau khi tiến hành xây dựng thử nghiệm, nhiều chuyên gia cho rằng việc ứng dụng công nghệ “Do-nou” trong xây dựng đường GTNT Việt Nam rất khả quan và mang lại hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.


Đại diện địa phương có đoạn đường đang được thí nghiệm ứng dụng công nghệ “Do-nou”, ông Lê Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, Hà Nội đã đánh giá, đây là một công nghệ đơn giản, chi phí thấp. Sự tự chủ, chủ động của người dân trong công tác xây dựng và bảo trì mạng lưới giao thông nội đồng của địa phương sẽ được phát huy tối đa. Hy vọng sau khi thí điểm thành công, dự án sẽ được nhân rộng tại nhiều địa phương có địa chất yếu, điều kiện đầu tư còn thiếu và điều kiện đi lại khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, Ths.Nguyễn Thị Loan - Khoa Công trình, ĐH Công nghệ GTVT- cho rằng, trong điều kiện GTNT ở Việt Nam còn trên 70% chiều dài các tuyến đường chưa được cứng hóa, đặc biệt là giao thông nội đồng chủ yếu là mặt đường đất, hiện tượng sình lầy cục bộ, thất thoát vật liệu mặt do bị lún xuống nền vào mùa mưa thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, duy tu hạn hẹp thì việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ “Do-nou” trong xây dựng, duy tu sửa chữa cục bộ và gia cường nền đường GTNT là rất thiết thực. Ngoài việc thử nghiệm trong phòng và phân tích lý thuyết thì các thử nghiệm hiện trường cũng như việc đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật cần được nghiên cứu cặn kẽ trên cơ sở phù hợp với điều kiện từng vùng miền nói riêng và phù hợp với điều kiện GTNT Việt Nam nói chung là rất cần thiết.
 
Thanh Thú

Theo giaothongvantai.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập480
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,231
  • Tổng lượt truy cập93,156,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây