Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển nông nghiệp

Chủ nhật - 09/05/2021 05:52
Là tỉnh đi đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), hiện nay Lâm Đồng có 54.477 ha diện tích sản xuất ƯDCNC trên tổng diện tích gieo trồng 373.729 ha. Theo đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cần tiếp tục được chú trọng.

Cầu Đất Farm ứng dụng công nghệ 4.0 trở thành khu du lịch canh nông quy mô lớn nhất cả nước.
Cầu Đất Farm ứng dụng công nghệ 4.0 trở thành khu du lịch canh nông quy mô lớn nhất cả nước.

Hiện tại, Lâm Đồng có 8 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) với tổng diện tích là 385 ha, liên kết với nông dân mở rộng quy mô sản xuất rau, hoa cao cấp. 12 huyện, thành trong tỉnh đang tập trung đầu tư 19 vùng nông nghiệp ƯDCNC theo tiêu chí với gần 4.000 ha, trong đó 1 vùng đã được công nhận đạt vùng NNCNC. 

Nền tảng vững chắc để ứng dụng công nghệ cao

Qua 15 năm thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn tỉnh, nhiều sản phẩm của Lâm Đồng đã được chứng nhận nhãn hiệu, liên kết sản xuất theo chuỗi và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, đã tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Việc lựa chọn đối tượng cây trồng, công nghệ ứng dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, đã nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích sản xuất.

Không ngừng ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bên cạnh nhà lưới, nhà kính, tưới nước tiết kiệm, đã ứng dụng công nghệ sinh học vào tạo giống, chọn giống, công nghệ xử lý điều tiết môi trường, công nghệ thủy canh. Nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ đạt hiệu quả cao với doanh thu 1 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Các công nghệ tiên tiến như công nghệ giống của các nước Âu, Mỹ, Nhật, công nghệ tưới của Israel, quy trình canh tác hiện đại, cơ giới hóa trong sản xuất, công nghệ sau thu hoạch đã được áp dụng phổ biến. Việc thực hiện và nhân rộng các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, quy trình sản xuất NNCNC đã giúp người nông dân tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, chủ động thời vụ, hạn chế tác hại của thời tiết, sâu bệnh, nâng cao chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu tư. Đến nay đã có trên 50% diện tích canh tác rau, hoa ƯDCNC, 25% diện tích chè ƯDCNC, 11% diện tích cà phê được chuyển đổi sang giống mới có năng suất, chất lượng cao. 

Toàn tỉnh đã có 173 HTX nông nghiệp, 249 tổ hợp tác, 949 trang trại sản xuất nông nghiệp, hình thành nên các vùng chuyên canh có quy mô sản xuất lớn, tập trung; thu nhập của người nông dân tăng lên, góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa xuất khẩu nông sản chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. Từ việc đẩy mạnh ƯDCNC gắn với chuỗi giá trị, năng suất và giá trị nông sản tăng từ 30 - 50% so với sản xuất thông thường; sản xuất NNCNC cho thu nhập bình quân từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm, có những mô hình điển hình đạt đến 5 tỷ đồng/ha/năm. Hiện tại giá trị sản xuất NNCNC ở Lâm Đồng đạt giá trị cao nhất so với cả nước. Toàn tỉnh có 250 đơn vị, hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với quy mô trên 2.500 ha; đã có 22 sản phẩm nông nghiệp được công nhận nhãn hiệu chứng nhận, 9 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp NNCNC; đặc biệt thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” gồm 4 sản phẩm chính: rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông. 

Phát triển nông nghiệp thông minh 4.0

Trên thành quả phát triển nông nghiệp ƯDCNC, Lâm Đồng không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp đưa nền nông nghiệp phát triển thêm một bước mới - Nông nghiệp thông minh. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đồng bộ các thiết bị để phát triển nông nghiệp thông minh 4.0. Đã mở rộng quy mô ứng dụng đồng bộ hóa công nghệ cao gắn với kết nối Internet vạn vật (IoT) trong quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp, HTX, trang trại; tưới tự động gần 16 ngàn ha; công nghệ canh tác rau thủy canh tăng nhanh từ 1 ha năm 2015, đến nay hơn 80 ha. Hiện cả tỉnh đã có 21 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ IoT, big data, Blockchain, gắn camera theo dõi sự sinh trưởng của cây; các loại thiết bị cảm biến môi trường, nhà kính có hệ thống tự động điều chỉnh, hệ thống cảm biến kết nối máy tính, điện thoại quản lý đồng bộ, điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới, dinh dưỡng; công nghệ nhân giống in-vitro, công nghệ đèn LED, công nghệ GIS thông minh quản lý và dự báo sâu bệnh, truy xuất nguồn gốc... trong canh tác hơn 60 ha rau, hoa, dâu tây, cà chua, bò sữa. Nhiều trang trại đã cho doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ha/năm, hoa cao cấp 24 tỷ đồng/ha/năm như các doanh nghiệp: Dalat Hasfarm, Cầu Đất Farm, Chè Long Đỉnh, Trang trại LangBiang, Công ty Trường Hoàng, Rừng hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Đà Lạt GAP, Trung tâm Nghiên cứu rau, hoa, khoai tây Đà Lạt, HTX An Phú, Trang trại Định Farm, Trang trại Vương Đình Phi...

Các doanh nghiệp đã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp 4.0 với giải pháp phù hợp để tăng năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Có thể kể, Dalat Hasfarm hoa được trồng trong nhà kính đạt tiêu chuẩn châu Âu với các thiết bị cảm biến được kết nối với máy tính. Mọi chế độ được lập trình, nếu nhiệt độ trong nhà kính vượt quá 21oC màng chắn sẽ tự động mở; máy tưới nước phun sương tự nhận biết độ ẩm, nhờ vậy đã tạo nên sản phẩm hoa chất lượng đạt giải vàng hạng mục hoa cắt cành thế giới do Hiệp hội Công nghệ Trồng trọt - Làm vườn Quốc tế bình chọn năm qua. Cầu Đất Farm bắt đầu sản xuất nông sản sạch từ năm 2017 bằng phương pháp thủy canh trên hệ thống nhà kính rộng 7 ha được thiết kế đồng bộ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho một trang trại hiện đại như quạt, rèm vách, cắt nắng, bơm nước, châm dinh dưỡng, điều chỉnh pH và EC; gắn hệ thống camera giám sát để ghi lại quy trình chăm sóc, sự phát triển của cây. Hiện nay Cầu Đất Farm là khu du lịch canh nông quy mô lớn nhất Việt Nam. Trang trại bò sữa Vinamilk đang chăn nuôi khoảng 1.000 con bò, hơn 50% tổng đàn đang cho khai thác sữa, được chứng nhận trang trại hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu, các khâu chăm sóc đều được cơ giới hóa; mọi hoạt động, chế độ ăn của bò đều được theo dõi khoa học, sát sao bằng hệ thống điện tử; năng suất sữa đạt 23 lít/con/ngày, cao hơn nhiều so với các trang trại khác...

Bà Phạm Thị Nhâm - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Lâm Đồng cho biết: Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, cùng với Đề án hỗ trợ khởi nghiệp, ngành KHCN đã có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nông nghiệp thông minh như: tư vấn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ chi phí áp dụng công nghệ mới, đổi mới công nghệ, hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp, Quỹ Phát triển KHCN nhằm tạo bước đột phá cho nông nghiệp thông minh 4.0. Nhờ các chính sách sát với thực tế, Lâm Đồng ngày càng có nhiều đề án khởi nghiệp hiệu quả, có nhiều trang trại nông nghiệp thông minh 4.0 phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. 

Với định hướng ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh; ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, thông minh trong dự báo, giám sát thiên tai, dịch bệnh; công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp; đã mở ra hướng đi mang tính đột phá cho ngành nông nghiệp của tỉnh, đưa Lâm Đồng thành tỉnh đi đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ƯDCNC và phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển nông nghiệp. Trong thời gian tới, tiếp tục ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng các thiết bị thông minh được kết nối mạng bên trong và bên ngoài của trang trại dựa trên nền tảng công nghệ thông minh để quản lý nông nghiệp an toàn thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập. 

http://baolamdong.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại194,358
  • Tổng lượt truy cập92,572,022
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây