Học tập đạo đức HCM

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, lựa chọn thông thái cho lúa Xuân 2021

Thứ bảy - 27/02/2021 05:08
Ở khu vực phía Băc, giải pháp ưu việt của người nông dân thông thái là chăm bón lúa Xuân bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điền được bà con nông dân tại miền Bắc tin tưởng sử dụng cho lúa Xuân hàng chục năm qua. Video: VADFCO.

2,2 triệu ha đất lúa là chua phèn

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 4 triêu ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng 2,2 triệu ha là đất chua phèn, chủ yếu là các vùng trũng, lầy thụt được bồi đắp bởi các lưu vực sông, suối, tập trung nhiều ở đồng bằng và các tỉnh phía Bắc.

Đặc điểm cơ bản và cũng là yếu tố hạn chế chính của đất vùng chua trũng, lầy thụt là đất chưa thuần thục, hàm lượng lưu huỳnh cao (đối với đất phèn tiềm tàng). Hàm lượng các độc tố như Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2 cao, pH KCl thường thấp 3,5-4.0.

Đất phèn thường có hàm lượng chất hữu cơ trung bình đến khá, nhưng mức độ phân giải thấp, nghèo lân tổng số và rất nghèo lân dễ tiêu, kali tổng số trung bình, nhưng hàm lượng dễ tiêu lại nghèo. Trong sản xuất nông nghiệp, gọi đây là chân đất kìm hãm hay đất có tính đặc thù.

Sử dụng khép kín sản phẩm lúa 1 và lúa 2 của phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, năng suất tốt, chất lượng cao. Ảnh: VADFCO.

Sử dụng khép kín sản phẩm lúa 1 và lúa 2 của phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, năng suất tốt, chất lượng cao. Ảnh: VADFCO.

Nguyên nhân kìm hãm cây lúa trong đất chua phèn, chủ yếu do lượng lân bị cố định gắn vào keo đất trở nên khó tiêu, lượng lân bị cố định sẽ tăng theo với lượng lân bón vào đất. Như vậy trên loại đất này, hiện tượng cố định hóa học lân là rất nghiêm trọng, cường độ cố định lân tỷ lệ thuận với ion sắt và nhôm và tỷ lệ nghịch với giá trị pH của đất.

Bất cập hơn nữa là vài thập kỷ qua, nông dân cấy lúa ở đây ít dùng phân hữu cơ, thậm chí “trồng chay” phân hữu cơ nên đã lạm dụng đầu tư phân hóa học quá mức. Thậm chí sử dụng các loại sản phẩm phân bón có thành phần dinh dưỡng đơn điệu với hàm lượng rất thấp, chưa phù hợp với chất đất và cây lúa.

Do phải chăm bón nhiều nên sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, chi phí tăng, môi trường nhiều ô nhiễm. Hơn nữa, trước đây, bà con ít dùng phân lân nung chảy, do vậy, lúa xuân thường bị kìm hãm sinh trưởng đầu vụ, khi có sấm chớp và mưa rào thay nước mới cây lúa mới thay lá và đẻ nhánh, vươn lá.

Nhưng do đẻ muộn nên mặc dù đẻ nhiều, khóm lúa to nhưng ít bông, thậm chí nhiều nơi lúa “trẻ mãi không làm đòng” do quá thiếu lân. Do lúa tốt muộn nên bộ lá to, mỏng và thường dư dinh dưỡng cuối vụ dẫn tới nhiều sâu bệnh, thậm chí khi lúa chín lá vẫn chưa chuyển màu vàng, bông lúa vừa có hạt chín, vưa có hạt xanh...

Nếu được tăng lân, kaly và  các dinh dưỡng trung vi lượng dễ tiêu và khử chua, khử độc đất mới có thể thâm canh lúa, thâm canh cây trồng được thuận lợi.

Cổ nhân đã đúc kết “nhất nước, nhì phân….” cho thấy phân bón có vai trò quyết định nhiều vấn đề lớn trong ngành trồng trọt, việc chọn được phân bón đúng, phương pháp chăm bón khoa học sẽ cho giá trị và hiệu quả sản xuất cao…

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn phân bón và kỹ thuật bón phân đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh trưởng, phát triển của cây lúa, đến khả năng chống chịu sâu bệnh, đến năng suất, chất lượng thóc lúa…..và cuối cùng là quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Phân bón Văn Điển trở thành người bạn tin cậy, uy tín và tri kỷ với bà con nông dân miền Bắc từ nhiều năm nay. Ảnh: VADFCO.

Phân bón Văn Điển trở thành người bạn tin cậy, uy tín và tri kỷ với bà con nông dân miền Bắc từ nhiều năm nay. Ảnh: VADFCO.

Phân bón Văn Điển - Người bạn tri kỷ của Nhà nông

Do vậy, nhiều chục năm nay, người nông dân khu vực Đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc đã chọn phân bón Văn Điển như một người bạn tri kỷ, một thương hiệu nổi trội trong làng phân bón hiện nay.

Phân lân nung chảy Văn Điển dù không cần phải quảng bá nhiều, bà con nông dân nếu ai đã từng dùng thì dễ dàng bị thuyết phục bởi hiệu quả cao của nó với cây lúa mà không có loại phân bón vô cơ nào khác có được.

Loại phân này chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%; chất mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất coban: 0,002; chất bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%. 

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong phân bón Văn Điển được cây trồng sử dụng hết trên 98% vừa đạt hiệu quả sử dụng cao mà không còn để lại tồn dư gây hại cho đất và môi trường.

Phân  nung chảy Văn Điển chứa hàm lượng cao các chất kiềm và kiềm thổ (Ca, Mg, Si…) nên thuộc dạng phân sinh lý kiềm, có tác dụng hạ chua, khử độc đất, rửa mặn, bồi bổ và tăng độ tơi xốp cho đất.

Hơn nữa, sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất sắt (Fe), nhôm (Al) bám giữ như các loại phân bón khác. Phân Văn Điển chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, nếu cây không ăn hết phân còn tồn lại cho các vụ sau.

Đây là phân bón có nguồn gốc khoáng thiên nhiên, thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt cho các loại cây ăn quả, rau màu và cây lương thực.

Mặt khác, đây còn là nguyên liệu chính đế sản xuất các loại phân đa yếu tố NPK, loại phân bón chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng theo từng chân đất và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt hiệu quả đối với cây lúa vụ Chiêm Xuân trong điều kiện thiếu nắng và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường.…

Vụ Xuân năm 2021 này thời tiết có xu hướng ấm, dễ phát sinh sâu bệnh hại nên bà con nông dân nên sử dụng cân đối bộ sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa để đạt kết quả tốt nhất. Ảnh: Xuân Thủy.

Vụ Xuân năm 2021 này thời tiết có xu hướng ấm, dễ phát sinh sâu bệnh hại nên bà con nông dân nên sử dụng cân đối bộ sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa để đạt kết quả tốt nhất. Ảnh: Xuân Thủy.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa Xuân 2021

Một số sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 6:11:3, 10:7:3 hoặc đa yếu tố lúa 1 chuyên bón lót lúa và các sản phẩm đa yếu tố NPK 16:5:17, 13:3:10, hoặc đa yếu tố lúa 2 chuyên bón thúc lúa được nông dân sử dụng nhiều nhất.

Theo kinh nghiệm dân gian, 2021 là năm Tân Sửu, mạng Thổ, vận Thủy bất cập nên khí hỏa chủ đạo; khí Thái âm thấp Thổ Tư thiên. Hơn nữa, đêm 15/8/2020 trăng đục, trời ít mây dự báo mùa đông rét, hanh và các tháng giêng hai ít mưa xuân.

Như vậy, vụ Xuân này có thể ít nước, thời tiết ấm hơn nhưng không nhiều nắng, điều kiện sâu bệnh phát sinh nhiều. Mặt khác, ngày đông chí vừa qua trời nắng, khoảng 5-6 ngày sau tiết Lập Xuân đã có mưa to toàn miền Bắc nên dự báo thời tiết sau Xuân sẽ ấm hơn và lúa xuân có thể nhiễm sâu bệnh nhiều.

Để thâm canh lúa Xuân đạt hiệu quả cao, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và sâu bệnh như hiện nay, nông dân các tỉnh khu vực phía bắc chăm bón lúa bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:

Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà cân đối lượng phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót trong vụ Xuân. Trung bình khoảng 15-20kg/ sào. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều.

Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông.

Phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng. Nếu lo mất nước, mất phân có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng.

Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Bởi lẽ khi đã lắng bùn là các chất dinh dưỡng đã được bám hết vào hạt đất và chìm xuống, trong nước lúc này chỉ còn các chất gây chua phèn, chất gây ngộ độc cho rễ lúa.

Vì vậy, để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy. Như vậy, phân được vùi xuống các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt, tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mảy.

Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa mùa như sau:

- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 10-12 kg/ sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào

- Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi trời ấm và cây lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Nếu thời tiết còn rét đậm kéo dài thì bón phân muộn lại và chỉ cần bón 1 lần hết toàn bộ lượng phân cần bón thúc.

Nếu trời đã ấm sớm ( như vụ xuân năm nay 2021, mưa rào sớm, tiết trời ấm sớm, cây lúa có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng) phải bón làm 2 lần, lần thứ nhất bón 60-70% lượng phân bón thúc, sau đó khoảng 15-20 ngày bón hết lượng phân còn lại, song nên kết thúc trước 25/3 để lúa kịp đứng cái vào sau tiết Thanh Minh (ngày 05/3).

Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước.

Để đảm bảo an toàn cho lúa Xuân với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện lót sâu, thúc sớm, không bón thêm phân đơn, không bón nhôi nhai sẽ giúp lúa vụ Xuân phát triển cân đối, khỏe mạnh. Ruộng lúa thông thoáng, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn. Đó là nền tảng cho ruộng lúa nhiều thóc, ít sâu bệnh đặc biệt cho vụ lúa Xuân 2021.

https://nongnghiep.vn/phan-da-yeu-to-npk-van-dien-lua-chon-thong-thai-cho-lua-xuan-2021-d284114.html

Theo Trọng Hòa/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,124,986
  • Tổng lượt truy cập92,298,715
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây