Học tập đạo đức HCM

Xây dựng cơ sở thủy sản an toàn dịch bệnh

Thứ ba - 06/10/2020 03:56
Cục Thú y cho biết, trong năm 2020 sẽ Xây dựng và trình Bộ NN-PTNT ban hành Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra.
Kiểm tra tôm giống ở cơ sở sản xuất.

Kiểm tra tôm giống ở cơ sở sản xuất.

Trong thủy sản, việc kiểm soát và giám sát dịch bệnh để xây dựng chuỗi cơ sở an toàn có vai trò quan trọng, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường, hỗ trợ xuất khẩu, đảm bảo phát triển ổn định.

Cơ sở an toàn dịch bệnh

Tính đến nay, cả nước đã có 3 cơ sở nuôi cá chép koi ở TP Hồ Chí Minh được Cục Thú y cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh virus mùa xuân trên cá. Về tôm nước lợ, cơ sở sản xuất tôm giống của Công ty Cổ phần Việt - Úc Bạc Liêu được Cục Thú y xác nhận đáp ứng các tiêu chí về an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới đối với 5 bệnh trên tôm; cơ sở sản xuất tôm giống của Công ty TNHH MTV Sản xuất giống thủy sản Hoàng Danh tại Ninh Thuận được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận công nhận an toàn dịch bệnh đối với 3 bệnh trên tôm.

Về nuôi tôm nước lợ thương phẩm, cả nước đã có 4 doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới. Đó là Tập đoàn Việt Úc, Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc. Những doanh nghiệp này đang xây dựng các kế hoạch an toàn sinh học và giám sát dịch bệnh với sự hỗ trợ của Cục Thú y.

Cục Thú y cho biết, với Tập đoàn Việt Úc ở tỉnh Bạc Liêu, ngày 31/1/2020, Chi nhánh Công ty Việt - Úc Bạc Liêu đã có báo cáo hành động khắc phục và hoàn thiện điều kiện đáp ứng quy định về an toàn dịch bệnh. Hiện hồ sơ đang được thẩm định trên cơ sở xét nghiệm, nếu đạt yêu cầu sẽ công nhận an toàn dịch bệnh cho Cơ sở nuôi tôm thương phẩm của Chi nhánh Công ty Việt - Úc Bạc Liêu theo quy định.

Đối với Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn ở tỉnh Kiên Giang, đầu tháng 1/2020 đã tập huấn, hướng dẫn xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Australia. Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang giúp khảo sát vùng đệm và xây dựng kế hoạch giám sát để triển khai xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

Trong năm 2020, kế hoạch của 4 doanh nghiệp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm là phấn đấu đạt các quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới. Cục Thú y cho biết thêm, sẽ mở rộng việc thực hiện cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm ở một số doanh nghiệp khác.

Dịch bệnh và kiểm soát

Thời tiết đầu năm nay có những bất lợi như hạn và mặn xâm nhập ở ĐBSCL nhưng dịch bệnh trên thủy sản vẫn được kiểm soát tốt. Về tôm nuôi nước lợ, báo cáo của 6 tỉnh, trong tháng 1/2020 có 189,17 ha bị thiệt hại, gồm 73,62 ha do bệnh, 26,7 ha do biến động thời tiết và môi trường, còn 88,85 ha không rõ nguyên nhân. Dịch bệnh chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng. Cũng báo cáo của các địa phương trong tháng 1/2020, có gần 90 ha cá tra bị bệnh gan thận mủ và xuất huyết, 291 bè cá điêu hồng bị bệnh xuất huyết, 65 ha nghêu chết chưa rõ nguyên nhân... Đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều địa phương có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Như tại Sóc Trăng, theo Sở NN-PTNT, việc giám sát dịch bệnh tại vùng nuôi đã thu 454 mẫu tôm các ao nuôi bị thiệt hại bệnh ở 24 xã của 4 huyện để xác định tác nhân gây ra. Kết quả, xác định được bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu. Giám sát dịch bệnh trên tôm giống đã thu 136 mẫu tại các trại sản xuất, ương dưỡng để xét nghiệm. Kết quả phát hiện 41 mẫu bị 3 loại bệnh vừa nêu. Giám sát cơ sở an toàn dịch bệnh đã thu mẫu định kỳ tại 13 cơ sở nuôi, phát hiện 4 cơ sở có bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng. Qua đó, phân bổ 20 tấn hóa chất chlorine để xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi.

Giám sát dịch bệnh tại ao tôm ở Sóc Trăng.

Giám sát dịch bệnh tại ao tôm ở Sóc Trăng.

Năm 2020, tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch nhân lực, kinh phí, vật tư, hóa chất để chống dịch trong thế chủ động hơn với ứng dụng công nghệ 4.0 vào quan trắc môi trường. Trong đó, quan trắc môi trường nước và quan trắc dịch bệnh tập trung tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời cảnh báo dịch bệnh, xử lý khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế lây lan diện rộng.

Hỗ trợ xuất khẩu

Kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng thủy sản, hỗ trợ mở rộng thị trường. Chẳng hạn, xuất khẩu nguyên con tôm đi Australia hiện còn gặp khó khăn chính là chưa xây dựng hoàn thiện chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh (cơ sở tôm giống, cơ sở nuôi tôm thương phẩm, nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm, nhà máy sơ chế, chế biến và đóng gói tôm). Ngay cả cơ sở nuôi tôm thương phẩm của Tập đoàn Việt Úc tiên phong trong xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh nhưng hiện cũng chưa hoàn thiện thủ tục đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.

Bên cạnh, Phòng thử nghiệm của Cục Thú y chưa được Australia đánh giá để công nhận tương đương. Kế hoạch năm 2020, sẽ khắc phục các hạn chế để khơi thông thị trường Australia cho xuất khẩu tôm nguyên con.

Thị trường Brazin, ngày 20/1/2020, Bộ NN-PTNT nước ta đã nhận được đề nghị của Bộ Nông nghiệp Chăn nuôi và Cung cấp thực phẩm Bra-xin về ký kết biên bản ghi nhớ thành lập tổ công tác để điều chỉnh quy định cho phù hợp giữa hai quốc gia, nhằm khơi thông bế tắc thủy sản Việt Nam (chủ yếu tôm và cá tra) sang Brazin. Đây là kết quả của quá trình nhiều tháng làm việc kiểm soát chất tồn dư, vệ sinh thú y, vi sinh vật, mầm bệnh trong sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Thị trường Ả rập xê-út cũng đang cấm nhập khẩu tôm Việt Nam và đã gửi cho nước ta bộ câu hỏi yêu cầu trả lời về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, hiện các cơ quan chức năng nước ta đang phối hợp trả lời.

Thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn do dịch viêm phổi cấp Covid-19 tuy nhiên đây chỉ là tình trạng khẩn cấp trước mắt, về lâu dài cũng yêu cầu Việt Nam đảm bảo về vệ sinh thú y, giám sát dịch bệnh. Phía Trung Quốc đang tổ chức “Điều tra các nội dung đánh giá rủi ro đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu”, yêu cầu các địa phương và các doanh nghiệp nước ta trả lời nhiều câu hỏi cụ thể.

Năm 2020, dự kiến báo cáo Bộ NN-PTNT trình Chính phủ xem xét chủ trương xây dựng “Chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản giai đoạn 2020 – 2025”. Đồng thời dự thảo nội dung “Chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản giai đoạn 2020 – 2025” để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(Kế hoạch của Cục Thú y)

https://nongnghiep.vn/xay-dung-co-so-thuy-san-an-toan-dich-benh-d257489.html
Theo Sáu Nghệ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại932,641
  • Tổng lượt truy cập92,106,370
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây