Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Chủ nhật - 25/10/2020 02:44
Ảnh hưởng từ đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng chục ha cam đến kỳ thu hoạch ở các địa phương như Can Lộc, Hương Khê, Vũ Quang... (Hà Tĩnh) bị thối rụng, ảnh hưởng lớn đến sản lượng vụ cam cả tỉnh năm 2020.

Ông Đặng Văn Việt ở thôn Anh Hùng (Thượng Lộc, Can Lộc) cho biết: “Mưa lớn liên tục nhiều ngày khiến vườn cam của chúng tôi bị thối rụng ước lượng khoảng 10 tấn quả. Nhìn cam rụng tôi rất xót của nhưng không biết làm thế nào".

154d6211113t45070l0

Hố xử lý rác sâu 6m, rộng khoảng 9 m2 của gia đình ông Đặng Văn Việt (xã Thượng Lộc - Can Lộc) lấp đầy gần 10 tấn cam rụng

Được biết, ông Việt trồng 2 ha cam, với hơn 1.000 cây, vụ cam năm 2019, sản lượng đạt 30 tấn quả, ông thu về 900 triệu đồng. Vụ cam năm nay, dù ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng nhờ chăm sóc tốt nên vườn cam của ông cũng ước đạt sản lượng bằng năm ngoái. Vậy nhưng, chưa kịp thu hoạch thì đợt mưa lớn vừa qua đã làm thiệt hại 1/3 sản lượng cả vụ.

154d6211108t11024l0

Cam rụng ồ ạt do mưa lớn nhiều ngày khiến ông Đặng Văn Việt thất thoát hàng trăm triệu đồng.

Chưa biết cách khắc phục, những ngày vừa qua, vợ chồng ông Việt tranh thủ hái bán nhưng chỉ bán được số lượng nhỏ lẻ giá rẻ từ 10-15 ngàn đồng/kg, do các mối thương lái quen thuộc ngoại tỉnh như: Đà Nẵng, Huế... chưa đến được.

Ông Phan Công Nhẫn ở thôn Anh Hùng (Thượng Lộc) trồng 1 ha cam, cũng bị rụng mất khoảng 3 tấn quả. Do vườn cam lâu năm, quả chín sớm nên ông đã bắt đầu bán từ hơn 1 tháng trước. Tranh thủ những ngày sau mưa vừa qua, ông đã khẩn trương “bán tháo” cho tiểu thương hết số quả còn lại.

154d6210758t57867l0

Tình trạng cam thối rụng diễn ra tại nhiều vườn cam ở Thượng Lộc (Can Lộc)

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho biết, trong số hơn 400 ha trồng cam trên toàn huyện, rất nhiều diện tích có hiện tượng thối rụng quả nhưng có khoảng 58 ha bị ảnh hưởng nặng, ước tính sản lượng thiệt hại hàng trăm tấn.

Tình trạng cam bị thối rụng sau đợt mưa lớn vừa qua còn diễn ra ở nhiều địa phương ở Hương Khê.

Ông Nguyễn Văn Trị, 72 tuổi, ở thôn Đông Trà (Hương Trà, Hương Khê) cho biết: “Suốt trong và sau đợt mưa lớn gây lũ lụt vừa qua, cam vườn nhà tôi và nhiều hộ gia đình khác ở Hương Trà bị rụng rất nhiều. Riêng gia đình tôi trồng 5 sào với 150 gốc nhưng đã bị rụng mất 1 tấn quả".

154d6211100t80835l0

Nguyên nhân cam bị rụng nhiều là do mưa liên tục nhiều ngày gây nên nấm và bệnh vàng lá thối rễ, ngoài ra do côn trùng chích. Trong ảnh: Quả cam có hiện tượng sắp rụng

Tương tự, với diện tích trồng 1 ha, vườn cam của ông Phạm Văn Biên, ở thôn Hương Giang (Lộc Yên, Hương Khê) cũng bị thối rụng hàng tấn quả...

“Cam đã đến thời kỳ thu hoạch chúng tôi cũng không biết làm gì ngoài việc thu hái để bán cho thương lái. Dù giá rẻ nhưng cố vớt vát được đồng nào hay đồng đó", ông Nguyễn Văn Trị (Hương Trà, Hương Khê) cho hay.

154d6211056t13336l0

Đối với những cây cam còn sai quả, cơ quan chức năng chỉ đạo bà con dùng các biện pháp an toàn để phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu thiệt hại.

Tình trạng cam rụng sau mưa lũ cũng xảy ra trên địa bàn Vũ Quang, theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, tính đến ngày 25/10, trên địa bàn huyện có hơn 3.000 tấn cam bị rụng, tại các vườn cam tỷ lệ rụng khoảng 15 - 20% tổng số quả trên cây.

108d0092107t2561l6 149d0070134t20228l0

Ông Đoàn Quốc Hoài xót xa nhìn vườn cam rụng “trắng” gốc.

Nhìn những quả cam VietGap đang gần đến kỳ thu hoạch rụng "trắng" gốc, ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) xót xa cho biết: “Dù đã tính toán kỹ phương án thoát nước cho vườn cam nhưng đợt mưa lũ vừa qua kéo dài, gia đình tôi “trở tay không kịp”, đành bất lực nhìn vườn cam bị mưa tàn phá. Chỉ trong vòng 4 ngày, vườn cam của tôi rụng hơn 3 tấn, thiệt hại gần 100 triệu đồng”.

149d0070044t82228l0

Theo nhiều người dân, đặc tính của cây cam là rễ không chịu được ngập nước nên khi thoát nước không kịp cam sẽ bị rụng quả. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Thọ (thôn 1, xã Ân Phú) đang thu gom cam rụng để xử lý.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cam rụng hàng loạt ngoài do thời tiết bất thường, mưa kéo dài nhiều ngày, xen với đó là những ngày nắng to. Việc thay đổi thời tiết đột ngột khiến cây bị sốc nhiệt, quả cam bị sốc nước, nhất là các cây cam có sức đề kháng kém. Đặc biệt, độ ẩm cao tạo thuận lợi cho nấm thối quả phát triển, dẫn đến quả bị rụng".

149d0070501t52769l0

Tình trạng cam bị thối, úng nước trên cây diễn ra ở hầu khắp các vườn cam trên địa bàn huyện Vũ Quang

Cũng theo ông Thọ, ngoài nguyên nhân thời tiết, việc cam rụng cũng do người dân không thực hiện kỹ thuật tỉa quả, để số lượng quá lớn trên cây. Mật độ cây trồng quá dày, chưa thực hiện kỹ thuật cắt tỉa, dẫn đến thiếu ánh sáng, tạo độ ẩm cao, thuận lợi cho nguồn nấm gây rụng quả phát triển mạnh.

“Ngay sau khi có hiện tượng cam rụng, phòng đã xuống kiểm tra thực tế, đồng thời hướng dẫn người dân vệ sinh vườn cây. Theo đó, toàn bộ số quả rụng sẽ được thu gom, chôn lấp để tránh lây lan nấm mốc sang số quả còn lại trên cây. Đồng thời, không để cam thối gây nấm mốc, làm chua đất gây ảnh hưởng đến vụ năm sau”, ông Thọ cho biết thêm.

Sau đợt mưa lớn vừa qua, một số địa phương có diện tích trồng cam trong tỉnh đã phản ánh về hiện tượng cam sắp thu hoạch bị thối rụng. Hiện chúng tôi chưa có báo cáo thống kê cụ thể thiệt hại ở từng địa phương nhưng ước tính có hàng trăm ha cam bị ảnh hưởng (diện tích trồng cam cả tỉnh khoảng 7000 ha - PV).

Hiện chúng tôi đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo gửi đến các đơn vị liên quan tại các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ bà con các biện pháp phòng trừ các loại bệnh tấn công cam sau mưa lũ nhằm giúp người trồng cam giảm thiểu thiệt hại.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Hà Tĩnh
Theo Thiên Vỹ - Văn Chung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay61,626
  • Tháng hiện tại245,348
  • Tổng lượt truy cập88,923,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây