Do thức ăn không đảm bảo, cho ăn không đúng cách: Thức ăn thiếu chất hoặc thừa chất, mất cân đối giữa đạm, năng lượng, các nguyên tố vi lượng và vitamin, để gà, vịt, ngan đói quá hoặc khát quá (khoảng cách giữa các bữa ăn, bữa uống quá lâu). Giai đoạn gia cầm đẻ sẽ cần đủ lượng và chất để bù đắp lại sự thiếu hụt do phải huy động nguồn dự trữ của bản thân cho sự hình thành và phát triển trứng, nhưng nếu không được đáp ứng, chúng sẽ mổ những thứ linh tinh.
Mật độ nuôi: Gà cắn mổ nhau thường gặp khi nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, mật độ cao nhiều hơn ở gà nuôi chăn thả mật độ thấp, ở gà con giai đoạn thay lông nhiều hơn ở gà trưởng thành, ở gà đẻ nhiều hơn ở gà thịt... Thiệt hại do cắn mổ gây ra sẽ rất lớn, nếu không có biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời.
Cường độ ánh sáng: Khi cường độ chiếu sáng cho đàn gà quá cao vào một thời điểm nào đó trong ngày cũng có thể kích thích đàn gà trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.
Để khắc phục hiện tượng gia cầm cắn mổ nhau, người nuôi cần chú ý điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp, hạn chế stress gây hại trên gia cầm, không nuôi với mật độ quá cao. Chuồng trại phải luôn được thông thoáng, hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào trong trại gà quá lâu và trong những thời điểm nắng quá gay gắt, nhiệt độ ngoài trời nắng nóng.
Người nuôi cũng nên kiểm tra chất lượng thức ăn thường xuyên, nhất là đạm, chất lượng đạm và các acid amin thiết yếu, khoáng, vitamin... Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho gà, nhất là trong giai đoạn mọc lông, khi gà hậu bị đang thay lông và giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao.
Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương. Hàng rào của chuồng nuôi không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây các thương tích khác.
Cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho đàn gia cầm. Đối với gà, tốt nhất nên cắt mỏ gà đẻ nuôi công nghiệp trước thời gian đẻ 2 - 3 tháng để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh và không xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau.
Gia cầm cắn mổ nhau gây thiệt hại cho năng suất nuôi Ảnh: MF
Cắt mỏ: Là biện pháp phổ biến để ngăn ngừa hiện tượng cắn mổ nhau ở gà. Khi cắt mỏ nên dùng dao nhiệt để tránh chảy máu hoặc dùng máy cắt tự động (máy có thể cắt 1.500 gà con/giờ, nhiệt độ lưỡi dao cắt 600 - 8000C). Gà nuôi thịt cắt mỏ lúc 10 - 12 ngày tuổi, gà hậu bị trứng cắt lúc 7 - 8 tuần hay 12 - 16 tuần. Tránh tiêm phòng hay gây những stress khác 1 tuần trước và 2 tuần sau khi cắt mỏ.
Khi xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau chưa tìm được nguyên nhân, cần can thiệp một số biện pháp sau: Nhanh chóng cách ly những gia cầm cắn mổ ra khỏi đàn, dùng thuốc xanh Methylen bôi vào vết thương để chống nhiễm trùng và tránh gà tiếp tục bị mổ; Cho gia cầm uống Catosal với liều 1 cc/2 lít nước, liên tục trong 3 ngày; Tăng cường thông thoáng và hạn chế các tác động làm xáo trộn đàn gia cầm. Có thể dùng rau xanh, non ngon rửa thật sạch, bó thành những bó nhỏ treo quanh trại để gia cầm lo tập trung ăn rau, không cắn mổ nhau. Trộn bổ sung lysine và methionine vào thức ăn với liều 200 g mỗi loại/100 kg thức ăn, đồng thời tăng hàm lượng đạm của thức ăn thêm khoảng 1 - 2%, ngay sau khi phát hiện gia cầm cắn mổ và duy trì đến khi đàn gia cầm ổn định trở lại. Kiểm tra lại máng uống để đảm bảo có đủ nước sạch và mát cho gia cầm.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;