Học tập đạo đức HCM

Tín dụng chính sách: Công cụ hỗ trợ trực tiếp cho giảm nghèo

Thứ tư - 17/10/2018 21:42
Cùng với các chính sách tổng thể, chính sách tín dụng do NHCSXH thực hiện là một cấu phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, các vùng nghèo, vùng đồng bào DTTS.

Tín dụng chính sách: Công cụ hỗ trợ trực tiếp cho giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hàng triệu người nghèo trong cả nước cải thiện được cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách

Tại Hội nghị biểu dương huyện, xã, hộ gia đình vươn lên thoát nghèo giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra tại Hà Nội, 30 hộ thoát nghèo biểu dương, đều có sự góp sức trực diện từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH.

Điển hình như gia đình chị Đinh Thị Lệ Vui ở thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) năm 2015 vẫn thuộc diện hộ nghèo. Dù được chính quyền vận động hướng dẫn cách phát triển kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật, song chỉ khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng 50 triệu đồng của NHCSXH, kinh tế gia đình chị mới có thể chuyển sang trang mới. Cùng với tiết kiệm của gia đình, chị đầu tư mua 10 con heo, 2 con bò và 100 con gà, sửa chữa chuồng trại nuôi tập trung, không thả rông như trước. 0,5 ha đất trồng câu lâu năm, gia đình chuyển sang trông keo lai, 02ha đất vườn và cây lâu năm còn lại, anh chị chuyển đầu tư 100 gốc quế Trà My. 

Nhờ mưa thuận gió hòa, chăm sóc đúng KHKT, gia đình chị đã bắt đầu có nguồn thu, vượt qua giai đoạn khó khăn. Chị cũng mở cửa hàng kinh doanh thêm tạp hóa để tạo nguồn thu nhập hằng ngày, lấy ngắn nuôi dài. Ngay năm 2016, chị đã thu được 200 triệu đồng, trừ chi phí một nửa chị có thu ròng 100 triệu đồng. Năm 2017, chị thu ròng 150 triệu đồng. Có nguồn lực kinh tế, anh chị đã thực hiện được ước mơ cho con trai đi học đại học tại Đà Nẵng và để rồi anh chị nhận được sự hỗ trợ của chính con trai mình trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, tận dụng được ưu điểm của mạng internet phục vụ SXKD. 

Huyện Tân Uyên (Lai Châu), sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 cơ bản đã thực hiện các nội dung về phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đời sống cho người nghèo, người dân vùng đồng bào DTTS ở các xã... góp phần từng bước giảm tỷ lệ đói nghèo của huyện trong giai đoạn trên từ 46,6% xuống còn 16,25%.

Tính đến hết quý III/2018, dư nợ tín dụng của NHCSXH Tân Uyên đạt gần 267 tỷ đồng. Đây sẽ là điểm tựa để giai đoạn 2016 - 2020 Tân Uyên hướng tới mỗi năm giảm 4% - 4,5% tỷ lệ hộ nghèo và 1,0% - 1,5% hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020, huyện trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.

 Mở rộng đối tượng, đẩy đà phát triển bền vững

Đặc biệt, để tăng cường hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, NHCSXH đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi nhiều cơ chế chính sách mới, như: Cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP; Cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020; Cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL...

Việc cho ra đời các chính sách mới này không chỉ giúp các hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập mà còn đáp ứng các tiêu chí khác của giảm nghèo đa chiều. Dòng vốn tín dụng chính sách dù nhiều chương trình, song không dàn trải mà tập trung chính công cuộc giảm nghèo với cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo. 90% dư nợ tín dụng chính sách được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục và đào tạo.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, doanh số cho vay các chương trình tín dụng đạt 159.091 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 116.411 tỷ đồng với trên hơn 6,1 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Tổng dư nợ đến 30/9/2018 đạt 184.727 tỷ đồng, tăng 42.199 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2016.

Cùng với đó vốn tín dụng chính sách đã góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 578 ngàn lao động, trong đó gần 11 ngàn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 154 ngàn HSSVcó hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập...

Riêng đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, doanh số cho đạt 14.064 tỷ đồng, với gần 469 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại các huyện nghèo đạt 20.107 tỷ đồng.

L.H./daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại788,351
  • Tổng lượt truy cập91,962,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây