Học tập đạo đức HCM

Phú Yên: Mô hình nuôi tôm hùm bằng chế phẩm sinh học

Thứ bảy - 02/09/2017 00:36
Phú Yên có điều kiện địa hình phù hợp là nơi sinh sản, sinh trưởng của nhiều loài hải sản quý,

trong đó đáng chú ý nguồn lợi tôm hùm giống xuất hiện rộ hằng năm ở ven đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu), đầm Ô Loan (huyện Tuy An), vịnh Vũng Rô (huyện Đông Hòa) từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 5 năm sau, đỉnh cao mùa vụ tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Nhiều người dân đã tạo lập nên cơ nghiệp nhờ nghề ương nuôi tôm hùm giống, nuôi tôm hùm thương phẩm.

Tuy nhiên, những năm gần đây, số lồng bè nuôi phát triển quá nhanh. Người dân tự ý mua giống từ các tỉnh bạn, một số hộ còn mua thêm giống của nước ngoài như: Philippines, Indonesia, Singapore… để thả nuôi. Tôm nuôi liên tục chứ không theo mùa vụ như trước đây, mật độ thả nuôi quá dày so với trình độ kỹ thuật còn thấp, quy mô nhỏ lẻ, nuôi quảng canh là chính (con giống thu ngoài tự nhiên, cho ăn bằng thức ăn tự nhiên ...), đã làm ô nhiễm đáy lồng nuôi, cản trở sự lưu thông của nước làm ô nhiễm môi trường. Trong các ngày từ 24 – 26/5 và 01 – 06/6/2017 dịch bệnh trên tôm hùm xảy ra tại vùng nuôi xã Xuân Phương, phường Xuân Yên thị xã Sông Cầu, gây nhiều khó khăn, thiệt hại nặng nề mà đến nay người dân vẫn chưa hết bàng hoàng khi nói về đợt tôm chết kỷ lục này.

Trước tình hình đó, Trạm Tư vấn Dịch vụ phối hợp Trạm Khuyến nông thị xã Sông Cầu đầu tư nghiên cứu, áp dụng vào thực tế sản xuất sáng kiến “Kỹ thuật ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống bằng chế phẩm sinh học” nhằm sản xuất nguồn giống sạch, thực hiện quy trình nuôi tôm sạch, gìn giữ môi trường trong sạch, ngăn chặn dịch bệnh để phát triển nghề nuôi tôm hùm hiệu quả, bền vững.

Mô hình do hộ ông Nguyễn Minh Tâm và ông Trần Xuân Hiếu thực hiện tại vùng nuôi phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu. Số lồng nuôi: 210 lồng, trong đó: Số lồng ương giống là 90 lồng kích cỡ 1,5 x 1,5 x 1 (m); Số lồng nuôi thương phẩm là 120 lồng với kích cỡ 3 x 3 x 1,2 (m).

Ngày xuống giống: 10/5/2017. Số lượng giống thả: 23.000 con, trong đó: Tôm hùm bông (Panulirus ornatus): 5.000 con; Tôm hùm xanh (Panulirus homarus): 18.000 con.

Mô hình thực hiện các bước công việc sau:

Chuẩn bị lồng nuôi

Vệ sinh lồng, kiểm tra khung sắt, lưới bọc khung trong, ngoài, sau đó di chuyển đến vị trí nuôi, là nơi kín gió, nguồn nước trong sạch, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, nước lưu thông tốt, chất đáy là cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm. Sau đó đặt lồng trên nền đáy đã được dọn sạch, bằng phẳng.

Vùng nuôi có độ sâu: 7 m.

Độ mặn ổn định, dao động trong khoảng 30 – 350/00.

Lồng đặt cách đáy: 3 m.

Xuống giống

Chọn giống:

Tôm trắng phải được kiểm tra kỹ, chọn mua ở nơi uy tín, nguồn giống khai thác tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, con giống chính vụ, khoẻ mạnh, bơi búng nhanh nhẹn, vỏ sáng bóng, có đầy đủ râu, chân và các phụ bộ khác, phát triển cân đối, đều cỡ, vì đây là giai đoạn tôm rất nhạy cảm với môi trường, sức đề kháng yếu, nếu chọn giống loài xoài, các đại lý thu gom nhiều ngày, lưu dưỡng cho đủ lượng để xuất bán thì sau này ương nuôi sẽ rất khó, tôm phát triển chậm, tỷ lệ sống thấp.

Vận chuyển giống:

Buổi sáng sớm, dùng thùng xốp, kích cỡ 30 x 20 x 25 (cm), cho nước biển sạch vào 2/3 thùng, cho vào thùng 500 – 1.000 con, sục khí, vận chuyển đến vùng nuôi.

Xuống giống:

Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi, tiến hành thuần nhiệt độ cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi bằng cách cho dần dần nước từ môi trường nuôi vào thùng chứa tôm, sau 30 - 60 phút, tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn, tiến hành thả tôm ra lồng nuôi.

Mật độ ương nuôi:

+ Đối với tôm trắng: 90 con/m2.

+ Sau 60 ngày, san thưa tôm với mật độ: 20 – 30 con/m2.

+ Sau 90 ngày, san thưa tôm với mật độ: 15 – 20 con/m2.

Khi san thưa mật độ đồng thời phải phân đều theo cỡ tôm.

Quản lý, chăm sóc

 - Mỗi ngày cho tôm ăn 1 lần thức ăn + chế phẩm sinh học E.M trùn vào buổi sáng, liều lượng và cách làm:

+ Lượng cho ăn 01 ngày: 15 – 20% trọng lượng đàn tôm (5 – 7 g/100 con tôm mới thả nuôi).

+ Thành phần thức ăn: giáp xác (tôm, cua): 100%.

+ Trộn đều 25 – 50 ml E.M trùn với 1 kg thức ăn cắt nhỏ, để 15 – 20 phút cho thuốc thấm đều vào thức ăn, sau đó cho tôm ăn.

- Hàng ngày lặn xuống kiểm tra lồng, tình trạng hoạt động, sức khỏe tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để có hướng xử lý kịp thời.

- Định kỳ 7 – 10 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, thông thoáng.

 

Chuẩn bị thức ăn cho tôm hùm nuôi

 

Thu hoạch

Sau 3 tháng ương nuôi, tôm trắng chuyển sang giai đoạn tôm bò cạp, (tôm hùm xanh đạt 50 – 60 g/con, tôm hùm bông đạt 100 – 150 g/con), tổ chức thu hoạch chuyển qua lồng nuôi thương phẩm.

Tuy vùng nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tôm hùm nuôi chết hàng loạt nhưng tôm nuôi tại mô hình vẫn đạt tỷ lệ sống cao, hiệu quả. Cụ thể:

- Hộ Nguyễn Minh Tâm:

Số tôm bò cạp thu được: 12.275 con, tỷ lệ sống: 81,83%, trong đó:

+ Tôm hùm bông: 4.255 con, tỷ lệ sống: 85,10%.

+ Tôm hùm xanh: 8.020 con, tỷ lệ sống: 80,20%.

- Hộ Trần Xuân Hiếu:

Số tôm bò cạp thu được: 6.400 con, tỷ lệ sống: 80%, trong đó:

+ Tôm hùm xanh: 6.400 con, tỷ lệ sống: 80%.

Thực hiện quy trình, khi cho tôm ăn “Thức ăn + chế phẩm sinh học E.M trùn” các phản ứng chủ yếu làm sạch môi trường, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm hùm nuôi xảy ra như sau: Phản ứng E.M trùn làm sạch môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi; Phản ứng phân hủy khí độc NH3 làm sạch môi trường. Như vậy, chế phẩm sinh học E.M trùn vừa làm sạch môi trường, biến chất độc thành chất không độc, có lợi, vừa giúp tôm tăng sức đề kháng, ăn mạnh, lớn nhanh, không bị bệnh, quá trình nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

Với nguồn giống sạch, bà con vùng nuôi nên phát triển nghề nghiệp bền vững bằng cách thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình nuôi thương phẩm theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh, sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung của đia phương, giúp đỡ nhau, quản lý lẫn nhau cùng nhau gìn giữ môi trường trong sạch để ngăn chặn dịch bệnh, phát triển nghề nuôi tôm hùm hiệu quả, bền vững.

Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay80,830
  • Tháng hiện tại816,940
  • Tổng lượt truy cập93,194,604
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây