Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò

Thứ hai - 25/08/2014 03:30
Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai. Diện tích đất dành cho mỗi khu này tuỳ thuộc vào phương thức nuôi chăn thả là chính hay nuôi nhốt là chính. Những nơi có thể tận dụng bãi chăn thả tự nhiên (những bãi đất trống tự nhiên, bãi cỏ dưới tán cây lưu niên…) nên áp dụng phương thức chăn thả là chính vì tiết kiệm được nhiều chi phí về thức ăn và nhân công lao động.

 

 

1. Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ thâm canh để thu cắt:


Đồng cỏ thâm canh là khu vực trồng các giống cỏ năng suất cao, đầu tư đủ phân bón, chủ động nước tưới và thu cắt cỏ vào giai đoạn thích hợp để cho ăn tươi tại chuồng hoặc dự trữ dưới hình thức ủ chua hoặc phơi khô.


Nên quy hoạch khu đất trồng cỏ thâm canh nơi bằng phẳng, gần chuồng nuôi để tận dụng nguồn phân bón, nước thải và giảm chi phí vận chuyển đồng thời thuận tiện việc chăm sóc, quản lý.


Trên cơ sở nhu cầu thức ăn thô xanh (nhu cầu cỏ) một ngày đêm của một con bò (tính trung bình bằng 10% khối lượng cơ thể) và năng suất của các loại cỏ người ta dễ dàng tính ra diện tích đất trồng cỏ thâm canh. Hiện nay, ở nước ta, năng suất chất xanh của các giống cỏ phổ biến khoảng 200-250 tấn/ha, đủ nuôi được 20 con bò (mỗi năm cắt 8-10 lứa, cách nhau 35-40 ngày và năng suất 20-25 tấn/ha/lứa cắt). Trong trường hợp không chủ động được nước tưới vào mùa khô thì khoảng cách giữa các lứa cắt sẽ tăng lên và năng suất chất xanh mỗi lứa cắt cũng thấp hơn. Năng suất chất xanh cả năm chỉ khoảng 150 tấn/ha, đủ nuôi 12-15 con bò.


Các giống cỏ cho năng suất cao và nên đưa vào trồng thâm canh là cỏ voi, cỏ VA06, cây ngô, cây cao lương.

 

Trồng thâm canh giống cỏ cho năng suất cao.

 

Sử dụng cơ giới hóa trên đồng cỏ

 

2. Thiết lập và quản lý đồng cỏ chăn thả:


Có hai cách thiết lập đồng cỏ chăn thả:


- Thiết lập mới từ chuyển đổi đất trồng cây lương thực, cây công nhiệp, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cỏ làm bãi chăn thả.


- Trên cơ sở bãi chăn thả tự nhiên đưa thêm vào một số giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt hơn kết hợp bón phân, chăm sóc và quản lý bãi chăn khoa học.


Việc lựa chọn các giống cỏ để thiết lập đồng cỏ chăn thả rất quan trọng và cần chú ý đến các yếu tố sau đây:


- Giá trị dinh dưỡng của cỏ: khối lượng vật chất khô, hàm lượng protein, khoáng...


- Đặc điểm sinh trưởng của cỏ: nên chọn các giống cỏ năng suất cao, thời gian sinh trưởng kéo dài qua các tháng trong năm, có tính chịu hạn, chịu giẫm đạp, kháng sâu bệnh, chịu lạnh giá, khả năng trồng xen với các giống cỏ khác và khả năng duy trì đồng cỏ chăn thả trong nhiều năm.

 

Việc lựa chọn giống cỏ trồng làm bãi chăn thả còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu. Thực tế có rất ít giống cỏ thỏa mãn được tất cả các tiêu chí. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nên chọn các giống cỏ hòa thảo (cỏ Sả lá nhỏ, cỏ Ruzi) và các giống cỏ họ đậu (cỏ Stylo, Centro) trồng làm đồng cỏ chăn thả. Cỏ Sả lá nhỏ và cỏ Ruzi cho năng suất tương đối cao (khoảng 200-300 tấn/ha/năm). Các giống cỏ này có thân lá mềm, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp và có khả năng tái sinh tốt.

 

Quản lý đồng cỏ chăn thả rất quan trọng, đảm bảo có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ được trong nhiều năm. Chất lượng đồng cỏ phụ thuộc vào giống cỏ, độ phì của đất, lượng mưa…Và cần căn cứ vào hiện trạng đồng cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và số đầu gia súc chăn thả trên một diện tích đồng cỏ. Thông thường, diện tích mỗi ha đồng cỏ chia thành 4-5 lô, chăn thả 25-30 con bò trưởng thành. Mỗi lô chăn thả 6-7 ngày, quay vòng lần lượt từ lô đầu đến lô cuối. Như vậy, một vòng quay từ 30 đến 35 ngày và đủ thời gian để cỏ có thể tái sinh.


TS. Phùng Quốc Quảng

Theo Thông tin Khuyến nông Việt Nam (Số 8/2014)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm376
  • Hôm nay28,535
  • Tháng hiện tại155,097
  • Tổng lượt truy cập85,062,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây