Học tập đạo đức HCM

Ùn ùn nuôi tôm thẻ chân trắng: Hệ lụy khó lường

Thứ bảy - 19/04/2014 05:06
Nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang đang đua nhau mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi 2 tỉnh này không phải là địa bàn có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nước mặn.

Đào giếng, pha muối…nuôi tôm

Là địa bàn nước ngọt quanh năm, để nuôi được tôm thẻ chân trắng, nông dân 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp phải đào giếng tìm mạch nước lợ hoặc đổ nước muối để nuôi cho bằng được. Các nhà khoa học cảnh báo, việc làm này có thể hủy hoại môi trường, gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên, nhất là việc đào giếng khai thác nước ngầm tự phát. Bởi, từ lâu nông dân nơi đây chỉ biết gắn bó với con tôm, con cá, cây lúa ở vùng nước ngọt. Do giá tôm thẻ chân trắng ở mức cao nên bà con đua nhau phá đất ruộng đào vuông nuôi tôm.

Có mặt tại cánh đồng huyện Tam Nông (Đồng Tháp), chúng tôi thấy nhiều nông dân đang cần mẫn be bờ, trữ nước tại những vuông ao của mình. Ông Nguyễn Văn Hời đang khởi động những chiếc tua quạt để tôm có đủ khí ôxy trong niềm vui khấp khởi. Ông trần tình, thấy bà con nuôi có lời, ham quá, ông cũng mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng mua tôm giống về thả trên diện tích 4.500m2. “Tôi đã thả được gần 2 tháng, hiện tôm phát triển tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu”. 

Cũng theo ông Hời, hiện giá nông sản rất bấp bênh nên nông dân phải tự tìm tòi, học hỏi những mô hình hay về ứng dụng, miễn thấy cây, con gì có lợi nhuận cao thì làm. Nhiều người không đào giếng thì có thể đưa muối vào ao nước ngọt để tăng độ mặn, thích hợp để con tôm thẻ chân trắng sinh trưởng, phát triển. Theo thống kê, hiện Đồng Tháp đã có khoảng 42ha chuyển từ nuôi tôm càng xanh, cá tra sang nuôi tôm thẻ chân trắng. 

Còn tại tỉnh An Giang, việc nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ mới manh nha với diện tích khoảng 1,5ha. Tuy nhiên, thấy nhiều người nuôi cho lợi nhuận cao nên không ít nông dân lén lút đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Để có nước mặn, bà con bắt buộc phải khoan giếng lấy nước ngầm hoặc rải muối trực tiếp xuống ao tôm.

Lợi bất cập hại

Với giá bán hiện nay khoảng 128.000 đồng/kg (loại 60 - 70 con/kg), tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loài thủy sản khác. Một nông dân ở huyện Châu Phú (An Giang) phân trần: “Nuôi cá tra năm nào cũng lỗ nặng, tôi mới chuyển sang nuôi tôm càng xanh nhưng cũng không thắng được thị trường. Thấy nông dân ở Đồng Tháp và các tỉnh ở miệt dưới nuôi tôm thẻ mang lại hiệu quả cao, tôi bắt chước nuôi theo để mong kiếm lời lo cho sấp nhỏ ăn học. Mới đây, nghe thông tin ngành chức năng cấm nuôi con tôm thẻ chân trắng, tôi đành bán “non” 126.000 đồng/kg (70-75 con/kg) cho thương lái”.

Theo Chi cục Thuỷ sản An Giang, tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản sống trong môi trường nước mặn có nguồn gốc từ châu Mỹ. Việc phát triển đối tượng này trong điều kiện nước ngọt của tỉnh An Giang sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Đồng thời, ảnh hưởng đến cơ cấu giống loài thủy sản tự nhiên của tỉnh An Giang. Tôm thẻ phải sử dụng nguồn nước giếng có độ mặn khoảng 2%o sẽ đẩy nền đất nông nghiệp rơi vào trạng thái mặn hoá. 

Đồng quan điểm trên, ông Như Văn Cẩn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, cho rằng, nông dân đang tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng ồ ạt, giống như tình trạng nuôi cá tra trước đây. Bài học nhãn tiền vẫn còn đó, vì vậy nông dân bà con phải hết sức thận trọng về thị trường đầu ra đối với loại thuỷ sản này. Mặt khác, người dân tự ý khoan giếng để khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm thẻ và xả thải nước mặn ra bên ngoài sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường, nước bị nhiễm mặn nguy hại cho việc trồng lúa và nuôi các loài thủy sản nước ngọt khác. Chưa kể, tôm thẻ chân trắng là đối tượng dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh, vì vậy nếu phát triển diện tích quá lớn sẽ gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. 

“Chúng tôi khuyến cáo nông dân không nuôi tôm thẻ ở vùng nước ngọt bởi nguy cơ ảnh hưởng đến tôm càng xanh, lúa và các loại thủy sản nước ngọt khác. Trước mắt, tỉnh yêu cầu các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương kiểm soát chặt các hộ đang nuôi tôm thẻ, hướng dẫn kỹ thuật để bà con không thải nước mặn tràn lan ra bên ngoài, tránh xảy ra ô nhiễm môi trường; tuyên truyền cho người dân không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”, ông Như Văn Cẩn khẳng định.

Thế Trung

nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập760
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,987
  • Tổng lượt truy cập93,120,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây