Học tập đạo đức HCM

Chính sách đột phá thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Thứ ba - 08/08/2017 22:15
Thời gian qua được đánh giá là vô cùng khó khăn của ngành nông nghiệp: Thiên tai hạn hán xảy ra trên khắp các vùng miền từ hạn mặn tại ĐBSCL, lũ lụt tại Nam Trung Bộ, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra tại các tỉnh miền Trung; cộng với sự biến động của thị trường thế giới khi tổng cung lớn hơn tổng cầu đối với các sản phẩm nông sản thiết yếu.

 

    Nhưng thời gian qua cũng chứng kiến sự tập trung cao độ nhất của hệ thống chính trị, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo điều hành ngành nông nghiệp sao cho nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh được, đem lại đời sống ấm no cho bà con nông dân.  Tiêu biểu như năm 2016 có 9 mặt hàng XK trên 1 tỷ USD; một số mặt hàng tái cơ cấu tốt cộng với sự tích lũy của DN trong thời gian dài. Có thể kể tới là mặt hàng thủy sản, đặc biệt là tôm nước lợ, tốc độ tăng 10% do thuận lợi về thị trường thích nghi lớn qua hơn 10 năm phát triển và thế giới 7 tỷ người đều thích ăn tôm. Tiếp đó là thịt lợn, chúng ta có tổng đàn trên 30 triệu con, bộ giống lợn Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm các nước có nền công nghệ hiện đại. Chúng ta có nền sản xuất thức ăn tốt với sự tham gia của trên 200 DN. 55% sản lượng thịt lợn và gia cầm được nuôi trong quy mô tốt để kiểm soát dịch bệnh tốt. Tiếp đó là mặt hàng rau quả, năm nay có sự đổi ngôi thay cho mặt hàng lúa gạo, đạt giá trị 2,4 tỷ USD, trong khi lúa gạo chỉ đạt 1,9 tỷ USD. Nếu chúng ta chỉ đạo tập trung tốt vào mặt hàng này thì giá trị xuất khẩu năm 2017 có thể trên 3 tỷ USD.

    Ảnh minh họa

    Tuy nhiên thực sự là đáng sốt ruột vì với một đất nước tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp, với nhiều sản phẩm nông sản XK đứng hàng đầu thế giới như: gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, gỗ và các sản phẩm lâm sản… mà sức hút của nó lại kém hấp dẫn so với các lĩnh vực kinh tế khác. Tỷ trọng DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm dưới 1% trong tổng số DN của cả nước và đa phần có quy mô vốn nhỏ, số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%. Vì vậy vấn đề tạo sức hút cho đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và cần phải có những chính sách đột phá và thực tiễn hơn nữa.

    Đó chính là tổ chức lại sản xuất và quản trị nông nghiệp. Chúng ta hiện nay 13,8 triệu hộ, có 78 triệu miếng ruộng. Nền tảng sản xuất manh mún như vậy thì chúng ta không thể nào chiến thắng được trong bối cảnh thị trường nông nghiệp cạnh tranh hiện nay. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Do vậy phải tổ chức lại sản xuất hộ theo quy mô hợp tác xã gắn với thị trường, DN, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Ngay trong những ngày đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các ngành tập trung trong thời gian ngắn nghiên cứu, chỉnh sửa Nghị định 210 về thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó, tập trung vào chính sách ưu tiên DN đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ sạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT đang phối hợp các Bộ, ngành liên quan trong một thời gian ngắn sẽ chỉnh sửa, tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định mới. Bên cạnh đó, với những “nút thắt” khác như: đất đai, tín dụng và ngân hàng, ngành nông nghiệp cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để ban hành những chính sách mang tính đột phá, tích cực và sát với thực tiễn để thu hút DN và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp.

    Thực tế, trong thời gian qua các hoạt động đối thoại với DN của ngành nông nghiệp diễn ra rất sôi động và hiệu quả. Từ chuyện DN nói không với thực phẩm “bẩn” tới bàn tròn chính sách trong phát triển nông nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng. Quá trình tái cơ cấu tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang nền sản xuất hàng hóa tập trung đã có những kết quả bước đầu. Nhờ sự nỗ lực của cả Chính phủ và DN nên đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn trong thời gian gần đây đã tăng đáng kể, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của ngành. Số DN đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.397 DN năm 2007 lên 3.640 DN năm 2015, 9 tháng đầu năm 2016 là 4.080 DN. Đã có rất nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương và trong nhiều lĩnh vực...Nhiều ngành như: sữa, thủy sản, chăn nuôi đã “tiệm cận” công nghệ hàng đầu thế giới. Đặc biệt gần đây, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp gia tăng, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: TH Truemilk, Dabaco, Vingroup, Hòa Phát…

    Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung kêu gọi đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước vào đầu tư nông nghiệp theo hình thức PPP (đối tác công tư) nhằm hình thành nhiều mô hình mẫu trong nông nghiệp. Gần đây nhất Bộ NN&PTNT đã có cuộc tiếp xúc với 15 tập đoàn lớn đa quốc gia như Nestlé, Syngenta, Bayer, Baconco… để cùng nhau xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại. Các tập đoàn này không chỉ mạnh về tài chính mà công nghệ của họ rất ưu việt có thể đem lại những lợi ích to lớn cho bà con nông dân ở vùng sâu, vùng xa.

    Năm 2017 Việt Nam vẫn tập trung vào hai chương trình trọng điểm quốc gia đó là tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Bằng mọi biện pháp trong chỉ đạo điều hành thì về con số tăng trưởng đóng góp vào GDP của ngành năm nay sẽ cố gắng đạt từ 2,5% đến 2,8%, giá trị xuất khẩu đạt 32,5 tỷ USD; tập trung thúc đẩy 10 mặt hàng XK trên 1 tỷ USD.

    Theo Vũ Trọng/vietnamhoinhap.vn


     Tags: n/a

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

    Những tin mới hơn

    Những tin cũ hơn

    Văn bản ban hành

    Công văn số 6748/UBND-NL5

    Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

    Văn bản số 4414/UBND-NL5

    Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

    Văn bản số 4305/UBND-NL5

    Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

    Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

    Công văn số 3608/UBND-NL5

    Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

    Hát về nông thôn mới
    MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
    Thăm dò ý kiến

    Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

    Thống kê
    • Đang truy cập907
    • Hôm nay76,783
    • Tháng hiện tại763,500
    • Tổng lượt truy cập93,141,164
    ®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
    Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
    Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
    Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây