Học tập đạo đức HCM

Khung pháp lý quản lý giống cây trồng: Lạc hậu, thiếu đồng bộ

Thứ tư - 28/06/2017 03:14
Khung pháp lý về quản lý giống cây trồng của Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát giống cây trồng với tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông. Thậm chí, nó còn kìm hãm sự phát triển.

Mất 4 năm để công nhận một giống

Theo GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, khung pháp lý về quản lý giống cây trồng của chúng ta đang có vấn đề. Ví dụ, trong quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn về quy trình khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và lập danh mục giống như hiện nay thời gian rất dài (đối với nhóm cây trồng ngắn ngày, phải mất từ 3,5 - 4 năm, thậm chí là 5 năm; nhóm cây trồng dài ngày phải mất trên 10 năm), làm ảnh hưởng lớn về thời gian và chi phí việc công nhận và đưa vào danh mục giống cây trồng. Từ đó gây khó khăn cho quá trình đưa các giống mới có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất.

14-33-55_dsc_0070
Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giống cây trồng" và giới thiệu cẩm nang “Hạt giống cho mọi người”

Ông Đỗ Thanh Tùng, GĐ Cty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed), một trong những doanh nghiệp đang tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa mới nhập nội vào Việt Nam chia sẻ: Chi phí mà tác giả phải bỏ ra để công nhận được một giống lúa mới hiện nay từ 300 - 500 triệu đồng. Đây là một gánh nặng lớn cho các nhà chọn tạo giống.

Mặt khác, các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và văn bản hướng dẫn hiện chủ yếu hướng dẫn công nhận giống cây trồng theo tiêu chí năng suất. Đối với các tiêu chí chất lượng, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh chỉ có tính chất tương đối, chưa có tiêu chí cụ thể. Pháp lệnh này cũng mới chỉ quan tâm đến các loại giống cây lương thực và cây ngắn ngày, còn các loại cây dài ngày (cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây dược liệu) chưa được quan tâm đầy đủ, dẫn đến quá trình chọn lọc, khảo nghiệm lai tạo, công nhận giống thường không theo các quy định của pháp luật, việc quản lý nhà nước về loại giống cây trồng này gặp khó khăn.  

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sơ sài

Công tác quản lý chất lượng giống cũng có rất nhiều vấn đề nổi cộm, do hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đến nay vẫn chưa được xây dựng đầy đủ và ban hành kịp thời. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban hành không phản ánh đầy đủ các quy định và yêu cầu kỹ thuật về chất lượng.

Việc ban hành danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là không cần thiết và mất nhiều thời gian vì khi một giống đã được công nhận là có đủ điều kiện để đưa vào sản xuất, kinh doanh.

Không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý, hiện nay tình trạng sản xuất, kinh doanh giống chưa được quản lý chặt chẽ do hệ thống thanh, kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan trung ương mỏng, vai trò của cơ quan thanh, kiểm tra ở địa phương chưa phát huy được hiệu quả. Tình trạng giống giả, giống kém chất lượng vẫn được sản xuất, lưu thông và sử dụng, gây thiệt hại cho nông dân, đồng thời làm bóp méo thị trường, cạnh tranh không lành mạnh.

Tại hội nghị “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giống cây trồng và giới thiệu cẩm nang “Hạt giống cho mọi người” diễn ra tại Hà Nội vào hôm qua (27/6), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhận định: “Lĩnh vực giống cây trồng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong công tác quản lý nhà nước. Việt Nam chưa có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ về quản lý và phát triển ngành giống cây trồng. Pháp lệnh Giống cây trồng ban hành năm 2004 đã không còn phù hợp với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như quá trình toàn cầu hóa. Các quy định về chứng nhận giống cây trồng còn nhiều điểm chưa hợp lý, cản trở đến việc đưa giống mới vào sản xuất”.

Cũng theo Thứ trưởng Thắng, Quốc hội đang giao Bộ NN-PTNT soạn thảo Luật Trồng trọt, trong đó có nội dung rất quan trọng là quản lý giống cây trồng, nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, lai tạo giống mới theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với các điều kiện khí hậu, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

MINH PHÚC
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập692
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm691
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,360
  • Tổng lượt truy cập93,175,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây