Học tập đạo đức HCM

Tiếp sức đầu ra cho nông sản

Thứ sáu - 04/07/2014 23:26
Đây là một vấn đề tầm cỡ, một câu chuyện không mới, cũng được tính lui tính tới từ rất lâu rồi, nhưng để có một giải pháp căn cơ, một đường hướng chiến lược bài bản, rõ ràng, thì thực sự chúng ta vẫn đang rất … loay hoay! Nhất là trong thời buổi hiện nay, những bất ổn, phức tạp và khó lường của tình hình khu vực có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề hội nhập kinh tế, đặc biệt là từ phía "người hàng xóm khổng lồ” – Trung Quốc - đang dấy lên những quan ngại hiện hữu và tác động đến tình hình tiêu thụ nông sản của nước ta.
 
Tình cảnh "lúa chín đầy đồng không ai hỏi mua” hoặc điệp khúc "được mùa – rớt giá” gần như đã hằn sâu trong tâm trí mỗi người nông dân Việt. Mà ở một đất nước có đến 70% dân số sống bằng nghề nông, muốn có bát ăn bát để rồi làm giàu từ sản phẩm nông nghiệp, thì còn gì chua chát hơn là chịu nhìn những sản phẩm một nắng hai sương làm ra, bỗng trở nên ế ẩm hoặc bỏ thối ở ruộng ở vườn vì không tiêu thụ được (hoặc tiêu thụ giá rẻ như một cách đổ đi). 
 
Công bằng mà nói, trong những năm qua trước sự bấp bênh, thậm chí bế tắc đầu ra của hàng loạt sản phẩm nông nghiệp, các bộ ngành chức năng và hữu quan cùng với các địa phương cũng đã "vật lộn” và đau đáu đi tìm phương án giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, gần như các cách làm chỉ mang tầm nhìn trước mắt, chỉ là những giải pháp tình thế. Cho nên, đa phần nông sản của ta vẫn bị "tổn thương”, bị phí hoài mỗi khi đến mùa vụ thu hoạch. Còn nhớ, tại cuộc họp tổng kết 5 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mới đây, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Hàng VN chất lượng cao đã nhận định khá hài hước rằng: Về vấn đề tiêu thụ nông sản, ông Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải có nói, nếu mỗi người Việt Nam, ai cũng ủng hộ bằng cách ăn trái vải thì trái vải sẽ tiêu thụ được. Theo tôi, đó cũng là một giải pháp cần thiết nhưng nên chăng, không nên chờ đến khi thu hoạch mới thực hiện việc tiêu thụ, mà phải có kế hoạch dài hạn và tính đến việc chế biến ra sao... Còn nếu cứ vào vụ mùa mới phân công người Việt Nam ăn trái vải, rồi mùa dưa hấu phân công ăn dưa hấu... thì không thể có một thị trường phát triển ổn định. Chúng tôi đề nghị vấn đề cho tiêu thụ nông sản: thứ nhất là đầu vào, thứ hai là kết nối các sản phẩm làng nghề với các doanh nghiệp chế biến. Việc kết nối, giống như mình làm "mai mối”, nhưng nếu chỉ có để hai bên gặp nhau mà không theo sát rồi bỏ bê, thì việc kết nối không hoàn thành. Vấn đề kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, kinh doanh do đó rất có ý nghĩa đối với việc phát triển đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng. Do vậy, cần nhấn mạnh rằng,  đã đến lúc Bộ Công thương phải tính đến chương trình tiêu thụ hàng nông sản một cách căn cơ và có chiến lược.
 
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một trong những chuyên gia nông nghiệp tên tuổi khẳng định rằng, nếu không tạo được đầu ra cho nông sản một cách ổn định, bài bản, thì chắc chắn người nông dân, ngư dân không thể làm giàu được và do đó nông nghiệp nước nhà không thể tiến xa hơn nữa. Các nước chung quanh ta đã thấy vấn đề trước ta từ lâu và đang tiếp tục cải tiến phẩm chất và sản lượng nông thuỷ sản của họ. Thậm chí một số nước không làm nông nghiệp, như Singapore hoặc Hồng Kông, đã nhập nguyên liệu nông thủy sản của nước khác về chế biến lại theo tiêu chuẩn cao để tái xuất. Như vậy một quốc gia sản xuất nông thủy sản với khối lượng lớn như Việt Nam phải làm gì để có thị trường ổn định cho nông dân được nhờ?  Một chiến lược thành công nào cũng phải bắt đầu từ nguyên lý cơ bản "biết người biết ta”. Chúng tôi tin rằng đến giờ này các cấp lãnh đạo đều đã thấy hiện trạng phân phối, xuất khẩu nông sản của nước ta còn quá kém, chưa làm cho nông dân giàu, do đó Đảng đã có NQ26 từ Hội nghị TW7 (Khóa X) hy vọng nông dân sẽ được làm giàu, nông thôn khang trang trong một nền nông nghiệp hiện đại. Mà muốn làm được cho thành công thực sự thì cần phải thực hiện trước tiên một số nghiên cứu ứng dụng những phương pháp và kinh nghiệm thành công của những quốc gia đi trước phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. 
 
Trên thực tế, việc liên doanh, liên kết tiêu thụ nông sản của chúng ta, ít nhiều đã manh nha từ bấy lâu nay, nhưng rõ ràng còn mang nặng tính tự phát, phong trào. Và vì vậy, khi khởi động thì thường rầm rộ cờ hoa, sau buông cho doanh nghiệp và người dân tự bơi, kết quả thu về gần như là bết bát. Đây cũng là một trong những điểm yếu cố hữu của việc tiêu thụ nông sản hiện thời.
 
Và nhìn thấy được những điểm yếu đó, tức là chúng ta sẽ biết cách khắc phục để vươn xa để người nông dân đỡ "oằn lưng” vì gánh nặng đầu ra cho nông sản!
 
Hà Linh
Nguồn daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại200,865
  • Tổng lượt truy cập88,879,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây